Danh mục

Tự hào UEH

  1. Khởi đầu (1975 – 1976)

Sự kiện nổi bật: Ngày 27.10.1976, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 426/TTg về việc tổ chức lại các trường đại học thuộc Viện Đại học Sài Gòn, theo đó, xóa bỏ phiên hiệu Viện Đại học Sài Gòn, trên cơ sở 11 trường thuộc Viện tổ chức lại chỉ còn 8 trường; chính thức thành lập trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trên cơ sở vật chất trường Đại học Luật khoa Sài Gòn, đưa việc quản lý trực tiếp trường về Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, và giao cho trường nhiệm vụ đào tạo cán bộ nghiên cứu và quản lý cho những ngành kinh tế mà trước mắt miền Nam đang có nhu cầu cấp bách: Công nghiệp, Nông nghiệp, Thương nghiệp, Kế hoạch, Thống kê, Kế toán, Ngân hàng, Ngoại thương, Ngoại hối… với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực về kinh tế phục vụ yêu cầu cấp bách tái thiết đất nước sau chiến tranh.

1975-1976: Tiếp quản Trường ĐH Luật Khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn tại số 17 Duy Tân (nay là đường Phạm Ngọc Thạch), sau đó trở thành cơ sở chính UEH hiện nay

Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tháng 5/1975, Chính phủ Việt Nam tiếp quản Viện Đại học Sài Gòn với nhiều trường đại học thành viên, trong đó có Trường ĐH Luật Khoa tại số 17 Đường Duy Tân (đường Phạm Ngọc Thạch ngày nay), tuyển sinh khóa đại học kinh tế đầu tiên vào tháng 10/1975

Ngày 20/10/1975: Viện Đại học Sài Gòn (đơn vị chủ quản của trường Đại học Luật khoa) thông báo tuyển sinh đại học Khóa 1 sau giải phóng. 

Viện Đại học Sài Gòn (đơn vị chủ quản của trường Đại học Luật khoa) thông báo tuyển sinh Khóa 1 hệ đại học dài hạn chính quy 4 năm đầu tiên, trường đã tuyển được 516 sinh viên nhập học.

Đoàn viên thanh niên Đoàn trường Luật khoa vận động nhân dân xây dựng chính quyền cách mạng vào những ngày đầu giải phóng

PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Thúy chụp ảnh lưu niệm cùng các sinh viên khóa Cao đẳng TKCN (1977)

Tháng 10.1976; Trường Đại học Tài chính Kế toán TP. Hồ Chí Minh được thành lập là Cơ sở II của trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh

Trường Đại học Tài chính Kế toán TP. Hồ Chí Minh được thành lập tháng 10.1976, là Cơ sở II của trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh. Ngày 15.10.1988, Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) ban hành Nghị định số 155/HĐBT công nhận chính thức việc thành lập trường Đại học Tài chính Kế toán TP. Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Tài chính. PGS. Nguyễn Thành Hiệu được bổ nhiệm là Hiệu trưởng nhà trường (1988-1993)

27/10/1976: Chính thức thành lập trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp trên cơ sở vật chất tiếp quản của trường Đại học Luật khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn

Ngày 27.10.1976, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 426/TTg về việc tổ chức lại các trường đại học thuộc Viện Đại học Sài Gòn, theo đó, xóa bỏ phiên hiệu Viện Đại học Sài Gòn, trên cơ sở 11 trường thuộc Viện tổ chức lại chỉ còn 8 trường; chính thức thành lập trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trên cơ sở vật chất trường Đại học Luật khoa Sài Gòn, đưa việc quản lý trực tiếp trường về Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, và giao cho trường nhiệm vụ đào tạo cán bộ nghiên cứu và quản lý cho những ngành kinh tế mà trước mắt miền Nam đang có nhu cầu cấp bách: Công nghiệp, Nông nghiệp, Thương nghiệp, Kế hoạch, Thống kê, Kế toán, Ngân hàng, Ngoại thương, Ngoại hối… với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực về kinh tế phục vụ yêu cầu cấp bách tái thiết đất nước sau chiến tranh.

  1. Xây dựng (1977 – 1985)

Sự kiện nổi bật: Hiệp định về hữu nghị và hợp tác quốc tế đầu tiên

Ngày 18.11.1983, tại trường Đại học Kinh tế TP. HCM, Hiệp định về hữu nghị và hợp tác quốc tế đầu tiên của nhà trường đã được ký giữa GS.TS. Yuri Lavrikov – Hiệu trưởng Viện Đại học Kinh tế Tài chính Leningrad (mang tên Nikolai Voznesenskya) và GS.TS. Nguyễn Tấn Lập - Hiệu trưởng nhà trường. Theo tinh thần bản ký kết, hàng năm trường Đại học Kinh tế TP. HCM sẽ gửi thực tập sinh hoặc nghiên cứu sinh đến Viện Đại học Kinh tế Tài chính Leningrad để bồi dưỡng trình độ hoặc khảo sát một số chuyên đề khoa học; ngược lại, các giáo sư của Viện Đại học Kinh tế Tài chính Leningrad sẽ được mời đến trường báo cáo một số chuyên đề khoa học. Hai trường cũng sẽ thường xuyên trao đổi tài liệu khoa học, sách giáo khoa, các kinh nghiệm xây dựng trường sở, ngành học, môn học, tổ chức giảng dạy và nghiên cứu khoa học

3/1977: Hiệu trưởng đầu tiên của UEH: GS.TS. Nguyễn Tấn Lập (giai đoạn 1977-1988)

Tháng 3.1977, Ban Giám hiệu nhà trường được chính thức bổ nhiệm bao gồm: GS.TS. Nguyễn Tấn Lập - Hiệu trưởng, Nguyễn Tăng Hảo - Phó Hiệu trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy, Nguyễn Văn Hóa - Phó Hiệu trưởng

Từ Khóa 7 (năm 1981): đại học dài hạn chính quy Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh nhận đào tạo sinh viên cho Campuchia

Ngày 7.1.1979, sau khi nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng của Khmer đỏ, theo đề nghị của Chính phủ nhân dân Campuchia, hàng trăm chuyên gia giáo dục và giáo viên Việt Nam đã lên đường sang làm nhiệm vụ quốc tế giúp khôi phục nên giáo dục Campuchia. Ngành giáo dục đại học Việt Nam còn giúp đào tạo cho một số cán bộ và học sinh Campuchia tại Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cũng đã cử nhiểu giảng viên sang giảng dạy tại Phnom Penh.

Từ Khóa 7 (1981) đại học dài hạn chính quy, hàng năm trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đều nhận đào tạo trên dưới 10 sinh viên cho Campuchia. Tính đến tháng 9.1986, đã có gần 50 sinh viên Campuchia đã và đang được đào tạo tại trường. Số sinh viên này sau khi tốt nghiệp trở về nước đã phục vụ tốt cho công cuộc khôi phục và xây dựng đất nước.

Năm 1981: khóa 1 Hệ đại học dài hạn tại chức của trường bắt đầu tuyển sinh (nay là Hệ Vừa làm vừa học)

Sau ngày thành lập trường, hệ đào tạo đại học chính quy bắt đầu khóa đầu tiên vào năm 1976, thì hệ đào tạo tại chức của trường cũng được bắt đầu từ năm 1981, dưới các loại hình đào tạo: đại học tại chức ngắn hạn; chuyên tu tại chức và đại học tại chức dài hạn với nhiều chuyên ngành: Tài chính kế toán các doanh nghiệp, Tài chính nhà nước, Quản trị kinh doanh, Ngoại thương, Du lịch, Thống kê, Kinh tế lao động, …

Ngày 18.11.1983: Hiệp định về hữu nghị và hợp tác quốc tế đầu tiên của nhà trường đã được ký

Ngày 18.11.1983, tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Hiệp định về hữu nghị và hợp tác quốc tế đầu tiên của nhà trường đã được ký giữa GS.TS. Yuri Lavrikov – Hiệu trưởng Viện Đại học Kinh tế Tài chính Leningrad (mang tên Nikolai Voznesenskya) và GS.TS. Nguyễn Tấn Lập - Hiệu trưởng nhà trường

  1. “Đổi mới” và phát triển (1986 - 2000)

Sự kiện nổi bật: Huân chương Lao động hạng Nhất năm 1996

Với những thành quả đã đạt được sau 20 năm xây dựng và phát triển, tập thể giảng viên, cán bộ công nhân viên trường Đại học Kinh tế TP. HCM (cũ) và trường Đại học Tài chính Kế toán TP. Hồ Chí Minh (cũ) đã được Hội đồng Nhà nước nước CHXHCN Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất vào tháng 10.1996.

1987: Thành lập Hội đồng trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đầu tiên gồm 25 thành viên

Ngày 23.5.1987 Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Trần Hồng Quân ký Quyết định số 621/QĐ-TC thành lập Hội đồng trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh gồm 25 thành viên, đây là Hội đồng trường đầu tiên ra đời giám sát toàn bộ hoạt động của nhà trường.

1988: PGS. Đào Công Tiến được bổ nhiệm là Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Ngày 7.5.1988, PGS. Đào Công Tiến được Bộ trưởng Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề bổ nhiệm là Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

15/10/1988: Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) chính thức việc thành lập trường Đại học Tài chính Kế toán TP. Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Tài chính và bổ nhiệm PGS. Võ Thành Hiệu làm Hiệu trưởng nhà trường (1988-1993) và GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền - Hiệu trưởng giai đoạn 1994-1996

Trường Đại học Tài chính Kế toán TP. Hồ Chí Minh được thành lập tháng 10.1976, là Cơ sở II của trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh.  Ngày 15.10.1988, Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) ban hành Nghị định số 155/HĐBT công nhận chính thức việc thành lập trường Đại học Tài chính Kế toán TP. Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Tài chinh và bổ nhiệm PGS. Nguyễn Thành Hiệu làm Hiệu trưởng nhà trường (1988-1993) và GS. Nguyễn Thanh Tuyền - Hiệu trưởng giai đoạn 1994-1996

27/01/1995: Thành lập Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Hợp nhất trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, trường Đại học Tài chính Kế toán TP. Hồ Chí Minh và Khoa Kinh tế của trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh vào Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

Ngày 27.01.1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 16/CP về việc thành lập Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, sau đó Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 2819/GD-ĐT ngày 9.7.1996 thành lập trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh trên cơ sở hợp nhất trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, trường Đại học Tài chính Kế toán TP. Hồ Chí Minh và Khoa Kinh tế của trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, GS.TS. Nguyễn Thanh Tuyền được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng

9/7/1996: Thành lập trường ĐH Kinh tế thuộc Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh

Trường ĐH Kinh tế thuộc ĐH Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở hợp nhất trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, trường ĐH Tài chính Kế toán TP. Hồ Chí Minh và Khoa Kinh tế của trường ĐH Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. GS.TS. Nguyễn Thanh Tuyền làm Hiệu trưởng (1996-2002)

Quan hệ hợp tác quốc tế phát triển mạnh mẽ: UEH ký kết hợp tác với các trường Đại học có uy tín trên thế giới

Quan hệ hợp tác quốc tế của trường Đại học Kinh tế trong giai đoạn này đã có những bước phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện : cử giảng viên đi nghiên cứu sinh, thực tập sinh, ký kết hợp tác với các trường Đại học có uy tín trên thế giới như: Trường Đại học Tổng hợp Québec Montréal (Canada), Viện Đại học Angers, Trường Cao cấp Thương mại Paris - HEC (Pháp), Trường Đại học Georgetown, Đại học Harvard (Hoa Kỳ), Đại học Erasmus Rotterdam, Viện Nghiên cứu xã hội - ISS (Hà Lan), Viện Kỹ thuật Châu Á - AIT (Thái Lan), Đại học Kinh tế Quốc dân Plekhanov (Moscow), Đại học Kinh tế Tài chính Leningrad và Đại học Thương mại Moscow (Liên Xô)

10/10/2000, tách Trường ĐH Kinh tế ra khỏi Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, trở thành trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ngày 10.10.2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 118/2000/QĐ-TTg, thay đổi tổ chức của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, trong đó tách trường Đại học Kinh tế ra khỏi Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, trở thành trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là 1 trong 10 trường trọng điểm quốc gia trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

  1. Khẳng định thương hiệu (2001 – 2010)

Sự kiện nổi bật: Danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2006

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập trường (27.10.1976 - 27.10.2006), với những nỗ lực không ngừng trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của mình, tập thể giảng viên, cán bộ - viên chức và sinh viên trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”.

27/10/2001: Đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba của Chủ tịch nước nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập trường.

Ngày 27.10.2001, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba của Chủ tịch nước nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường.

24/1/2002: PGS. TS. Phạm Văn Năng giữ chức Hiệu trưởng UEH (giai đoạn 2002 – 2011)

Ngày 24.1.2002 Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo đã ra Quyết định số 213/QĐ-BGDĐT-TCCB, bổ nhiệm TS. Phạm Văn Năng - Phó Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy, giữ chức Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (nhiệm kỳ 2002-2006)

2003: UEH là một trong năm trường đại học công lập đầu tiên được thí điểm tự chủ tài chính

Là 1 trong 04 trường đại học công lập đầu tiên được Bộ Giáo dục Đào tạo thí điểm giao quyền tự chủ tài chính theo chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi hoạt động thường xuyên theo Quyết định 915/QĐ-BGD&ĐT-KHTC từ ngày 28.2.2003.

2006: UEH được nhận danh hiệu Anh hùng Lao động, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập (27.10.1976 - 27.10.2006)

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập (27.10.1976 - 27.10.2006), tập thể giảng viên, cán bộ - viên chức của trường đã vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động"

5/1/2010: Viện Đào tạo Quốc tế (International School of Business - ISB) được thành lập

Ngày 5.1.2010, Viện Đào tạo Quốc tế (International School of Business - ISB) được thành lập, đánh dấu bắt đầu quá trình quốc tế hóa và đưa thương hiệu UEH ra hội nhập quốc tế

2010: UEH được trao tặng Huân chương độc lập hạng Nhì

  1. Tự chủ và Quốc tế hóa (2011 – 2020)

Sự kiện nổi bật: Quyết định công nhận trường đại học tự chủ 2014 

Theo Quyết định 2377/QĐ-TTg ngày 29/04/2014 về việc phê duyệt đề án thí điểm đổi mới hoạt động theo cơ chế tự chủ, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là một trong những Trường tiên phong tự chủ trong hệ thống các trường Đại học công lập Việt Nam. Nhờ vào đó, đến nay Trường đã có những đột phá mạnh mẽ trong đào tạo, nghiên cứu hàn lâm, công bố quốc tế, kiểm định chất lượng, hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức, gia tăng nguồn lực tài chính, đầu tư cơ sở vật chất... tạo nền tảng vững chắc cho phát triển và hội nhập khu vực và thế giới.

GS.TS. Nguyễn Đông Phong được bổ nhiệm  Hiệu trưởng UEH giai đoạn 2011-2020

Theo Quyết định số 2188/QĐ-BGDĐT ngày 25.5.2011 của Bộ Giáo dục Đào tạo, GS.TS. Nguyễn Đông Phong - Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP.HCM, nhiệm kỳ 2011-2016.

2014: UEH trở thành Trường Đại học công lập đầu tiên của Việt Nam được thí điểm tự chủ toàn diện

2014: UEH trở thành Trường Đại học công lập đầu tiên của Việt Nam được Thủ tướng Chính Phủ tín nhiệm trao quyền thí điểm tự chủ toàn diện

UEH luôn tiên phong và đi đầu trong phát triển các chương trình đào tạo tiên tiến, hội nhập thế giới 

UEH là trường đại học Việt Nam đầu tiên áp dụng chương trình đào tạo quốc tế cho toàn bộ chương trình đào tạo chuẩn. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, quá trình này đã trở nên tất yếu. Hội nhập quốc tế trong trường đại học trước hết là hội nhập về đào tạo, nói khác đi cần quốc tế hóa chương trình đào tạo, sinh viên và giảng viên, việc đầu tiên cần làm là thay đổi nguyên tắc thiết kế chương trình: dạy những gì các trường quốc tế, các trường hàng đầu đang dạy và dạy theo cách, theo phương pháp các trường tiên tiến đang dạy. Đó là triết lý của Đề án “Chương trình tiên tiến quốc tế UEH”.

Ban hành các chính sách đẩy mạnh nghiên cứu hàn lâm công bố quốc tế bên cạnh việc đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng phục vụ kinh tế đất nước

Để đạt được mục tiêu đến năm 2030 trở thành một trong những trường đại học hàng đầu nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế - quản trị - luật trong khu vực Đông Nam Á, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học với chiến lược đẩy mạnh nghiên cứu hàn lâm công bố quốc tế thông qua các quỹ nghiên cứu và các chính sách đổi mới thực thi mạnh mẽ; đẩy mạnh kết nối và mở rộng mạng lưới nghiên cứu quốc tế; hỗ trợ các nhà nghiên cứu, giảng viên và học viên của Trường được tiếp cận với các tổ chức, các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu thế giới, thông qua các hội thảo quốc tế uy tín.

2014: UEH nằm trong top 1000 Trường đào tạo kinh doanh tốt nhất thế giới (Theo BXH Eduniversal) 

Năm 2014, tổ chức xếp hạng giáo dục Eduniversal công bố top 1000 trường đào tạo kinh doanh tốt nhất thế giới. Theo đó, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu tại Việt Nam. Bảng xếp hạng của Eduniversal gồm 1.000 trường kinh doanh tốt nhất thế giới được lựa chọn sau khi ủy ban khoa học quốc tế phân tích hơn 4.000 trường đại học chuyên ngành quản lý và quản trị kinh doanh của 154 quốc gia trên toàn cầu

2016-2020: UEH nằm trong Top 25 đại học tốt nhất thế giới đóng góp cho sự phát triển nghề nghiệp suốt đời (Theo BXH U-Multirank) 

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh vinh dự là Trường Đại học duy nhất của Việt Nam nằm trong top 25 Đại học tốt nhất thế giới theo bảng xếp hạng U-Multirank năm 2020 về hạng mục: “25 trường đại học có Đóng góp cho sự phát triển nghề nghiệp suốt đời” thuộc lĩnh vực Chuyển giao tri thức. U-Multirank là tổ chức độc lập xếp hạng các trường Đại học trên thế giới, với nguồn tài trợ đến từ chương trình Erasmus+ của Ủy ban Châu Âu. U-Multirank cung cấp đánh giá đa chiều về các trường Đại học và Cao đẳng khắp thế giới, nhằm định hướng cho người học

2018: Top 100 Trường đào tạo Thạc sĩ tốt nhất thế giới (Theo BXH Eduniversal)

Eduniversal là tổ chức xếp hạng các trường về kinh doanh uy tín trên thế giới, ra đời vào năm 1994. Theo công bố năm 2018 của Eduniversal, có 4 chương trình đào tạo Thạc sỹ tại Việt Nam được xếp hạng Top 100 trên thế giới, trong đó Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) có 3 chương trình: (1) Chương trình Thạc sỹ Kinh tế và Quản trị lĩnh vực sức khỏe của UEH, (2) Chương trình Thạc sỹ Kinh tế Tài chính Ngân hàng (MEBF) và (3) Chương trình Thạc sỹ Marketing, Bán hàng và Dịch vụ (MMSS) của Trung tâm Pháp Việt Đào tạo về Quản lý (CFVG). CFVG là cơ sở hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Pháp, triển khai thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Ngày 04/12/2019: Trường Đại học Kinh tế TP.HCM - Phân hiệu Vĩnh Long được thành lập

Ngày 04/12/2019: Trường Đại học Kinh tế TP.HCM - Phân hiệu Vĩnh Long được thành lập trên cơ sở sáp nhập Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long đi vào hoạt động, thực hiện sứ mạng đào tạo, nghiên cứu, tư vấn của UEH tại Đồng bằng SCL

16/6/2020: UEH thành lập và bắt đầu triển khai đào tạo, nghiên cứu theo hướng tích hợp công nghệ

UEH thành lập và bắt đầu triển khai đào tạo, nghiên cứu theo hướng tích hợp công nghệ (Đô thị thông minh, công nghệ quản lý, tài chính, công nghệ trong nông nghiệp…)

UEH nâng cấp toàn bộ các phòng học và cảnh quan cơ sở 279 Nguyễn Tri Phương

Năm 2020 UEH phát triển cơ sở vật chất hiện đại với tòa nhà thông minh 15 tầng và nâng cấp toàn bộ các phòng học và cảnh quan cơ sở 279 Nguyễn Tri Phương

2020, UEH là 1 trong các trường đại học công bố quốc tế uy tín nhiều nhất Việt Nam

2020, UEH là 1 trong các trường đại học công bố quốc tế uy tín nhiều nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh (Theo Bộ GD&ĐT)

UEH thành lập Hội đồng trường theo Luật Giáo dục Đại học mới

UEH hoàn thành tổ chức bộ máy theo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi theo nhiệm kỳ 2020 – 2025, thành lập Hội đồng trường đứng đầu là Chủ tịch GS.TS Nguyễn Đông Phong và Ban Giám hiệu với Hiệu trưởng là GS.TS Sử Đình Thành

Vào 2020, Hoàn thành giai đoạn 1 - Dự án Cơ sở UEH Nguyễn Văn Linh

Hoàn thành giai đoạn 1 và đưa vào hoạt động Dự án Cơ sở UEH Nguyễn Văn Linh với tòa nhà 10 tầng và khu giảng đường 5 tầng trong khuôn viên xanh 11,1 ha

  1. UEH: Hướng tới Đại học đa ngành – 2021

Sự kiện nổi bật: thực hiện tái cơ cấu UEH thành trường Đại học đa ngành

Ngày 10.5.2021 Hội đồng trường UEH đã thông qua chủ trương thực hiện Tái cấu trúc UEH thành Đại học đa ngành trong giai đoạn 2021 - 2025. Trước mắt, trong năm 2021 UEH sẽ hình thành 3 trường thành viên gồm Trường Kinh doanh UEH; Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH; Trường Công nghệ và Thiết kế UEH. Đây là một chiến lược rất quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với việc duy trì và phát huy thành quả của UEH trong 45 năm qua cũng như sự phát triển bền vững trong thời gian tới.

UEH nằm trong Top 551+Trường Đại học tốt nhất Châu Á (QS Asia University Rankings, 2022)

UEH nằm trong Top 551+Trường Đại học tốt nhất Châu Á (Theo BXH QS châu Á - QS Asia University Rankings, 2022)

UEH tái cấu trúc thành Đại học đa ngành

Tái cấu trúc Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh hình thành Đại học UEH và phát triển đa ngành với 03 trường thành viên nòng cốt: Trường Kinh doanh, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước, Trường Công nghệ và Thiết kế

UEH kỷ niệm 45 năm hình thành và phát triển, ra mắt bộ nhận diện UEH mới hướng đến Đại học UEH đa ngành và bền vững

Ngày 27/10/2021, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm thành lập và phát triển (27/10/1976 - 27/10/2021), đánh dấu những thành tựu trên bản đồ giáo dục đại học của Việt Nam và thế giới, cùng những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 

Nhân dịp này, UEH chính thức ra mắt 3 trường thành viên thuộc UEH: Trường Kinh doanh UEH (UEH College of Business); Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH (UEH College of Economics, Law and Government); Trường Công nghệ và thiết kế UEH (UEH College Of Technology And Design) và giới thiệu ban lãnh đạo các trường, cùng nhận diện thương hiệu và slogan mới: “Unbounded creativity. Empowered futures. Holistic values.” - “Thỏa sức sáng tạo. Chủ động tương lai. Toàn diện giá trị.”

UEH đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất

UEH được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất theo Quyết định số 1686/QĐ-CTN ngày 26/10/2021, một trong những Huân chương cao quý nhất của Nhà nước Việt Nam dành cho tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước giai đoạn 2011 - 2020. Đây là sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước về thành quả, vai trò và vị thế của UEH trong quá trình phát triển, bổ sung vào bảng vàng thành tích của Trường trong 45 năm qua.

  1. Đại học bền vững

Năm 2022, UEH nằm trong Top 1 các trường đại học tốt nhất Việt Nam (theo bảng xếp hạng U-Multirank)

Tổ chức xếp hạng các trường Đại học trên thế giới U-Multirank công bố kết quả đánh giá đa chiều về các trường Đại học và Cao đẳng trên toàn thế giới năm 2022. Trong đó, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) được công nhận là Đại học tốt nhất Việt Nam và thuộc Top 66 Đại học hàng đầu Châu Á.

Webometrics: UEH tăng hạng vào Top 8 trường đại học tốt nhất tại Việt Nam, 04 năm liền dẫn đầu các trường Kinh tế, quản lý, kinh doanh và luật

Với chiến lược phát triển đa ngành có danh tiếng học thuật và hành động bền vững trong khu vực Châu Á, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã liên tiếp vào top đại học hàng đầu tại Việt Nam theo bảng xếp hạng Webometrics. Mới đây nhất, UEH đã chính thức tăng hạng và xếp vị trí thứ 8 trong số các trường đại học tốt nhất tại Việt Nam bên cạnh các đại học đa ngành.

QS

JABES là tạp chí khối ngành KHXH&NV, kinh doanh và quản lý đầu tiên của Việt Nam chính thức được công nhận vào danh mục SCOPUS

Ngày 6/3/2022, sau quá trình nỗ lực bền bỉ, lâu dài, cùng quy trình đăng ký, thẩm định, đánh giá và xét duyệt hồ sơ nghiêm ngặt, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (JABES) của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) chính thức ghi tên vào danh sách các tạp chí thuộc danh mục SCOPUS. Đồng thời, trở thành tạp chí khối ngành Khoa học xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), kinh doanh và quản lý đầu tiên của Việt Nam được công nhận vào chỉ mục khoa học uy tín này. Đây là bước tiến lớn, đóng góp vào lộ trình trở thành Đại học có danh tiếng học thuật và hành động bền vững của UEH trong khu vực nói riêng và góp phần tăng cường nhận diện của Việt Nam trên các diễn đàn học thuật quốc tế nói chung.

12/05/2022: Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao danh hiệu Tiến sĩ danh dự, Hiệu trưởng danh dự Trường Công nghệ và Thiết kế UEH (CTD) cho Tiến sĩ Park Young June - Nguyên Thứ trưởng Bộ Kinh tế tri thức Hàn Quốc và ra mắt Khoa Thiết kế - Truyền thông với chủ đề “Transforming for Sustainability”. 

Đây là lần đầu tiên trong tổ chức bộ máy của UEH có lãnh đạo đơn vị là người nước ngoài. Điều này khẳng định sự quyết tâm và đột phá của UEH trong Giáo dục toàn diện - Nghiên cứu vượt trội, thực hiện triết lý “giảng dạy những gì các trường hàng đầu thế giới đang dạy và dạy theo phương pháp của chính những trường này đang thực hiện”.Sự kiện đánh dấu bước khởi đầu quan trọng của Trường Công nghệ và thiết kế UEH (CTD) trong việc thực hiện các chiến lược phát triển giai đoạn 2022 - 2025 tầm nhìn 2030. Nhân dịp này, UEH cũng đã tổ chức các buổi toạ đàm cấp cao, workshop, các chuyến thăm và làm việc với đối tác để kết nối hợp tác trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực công nghệ, thiết kế, truyền thông.

27/05/2022: tại sự kiện Giving Day, Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) chính thức khởi động Chương trình Giving to UEH với thông điệp “Hành động vì một tương lai bền vững - For a More Sustainable Future”

Với mong muốn kết nối các tổ chức, cá nhân, và các bên liên quan (tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, hiệp hội, tổ chức phi chính phủ, trường đại học, viện nghiên cứu và cộng đồng), cùng đồng hành và chia sẻ nguồn lực, gần 15 tỷ đồng đã được huy động trong UEH Giving Day 2022 – Bước khởi động cho Chương trình xuyên suốt trong năm 2022: “Giving to UEH - Hành động vì một tương lai bền vững - For a More Sustainable Future”

UEH triển khai Chuỗi chương trình Ready for Next: Cộng đồng UEH sẵn sàng Chuyển đổi vì sự Bền vững

Sau hơn một năm bản lề (tháng 9/2021 - tháng 11/2022) chính thức tái cấu trúc với chiến lược Đại học Đa ngành và Bền vững, UEH hôm nay với 46 năm làm nền tảng, động lực đã Sẵn sàng chuyển đổi vì một UEH Đa ngành và Bền vững ngày mai. “UEH - Ready for Next”.

Bạn còn thắc mắc cần hỗ trợ, để UEH trả lời cho bạn nhé!