Các loại hợp đồng làm việc, lao động và dịch vụ
I. Giới thiệu: Hợp đồng có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc quy định các quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự, cùng các điều khoản làm thay đổi hay chấm dứt chúng, hợp đồng được lập thành nhiều hình thức khác nhau, như qua lời nói, qua văn bản hoặc qua hành vi cụ thể, trừ khi pháp luật quy định cụ thể trong một số lĩnh vực.
II. Đối tượng sử dụng dịch vụ: VC/NLĐ/cá nhân có nhu cầu làm việc, cung ứng sản phẩm hoặc hợp tác với UEH.
III. Quy định, cơ sở thực hiện:
- Bộ luật Dân sự;
- Bộ luật Lao động;
- Luật Viên chức;
- Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
- Quy chế Tuyển dụng viên chức của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
V. Quy trình/hướng dẫn
V.1. Hợp đồng làm việc: Là hợp đồng áp dụng cho đối tượng là viên chức đã qua trình tự thi/xét tuyển viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập. (Theo Mục 5. HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC - Nghị định số 115/2020/NĐ-CP)
V.2. Hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. (Theo Chương III Bộ Luật lao động 2019)
V.3. Hợp đồng dịch vụ: Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. (Theo Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015)