Nghỉ hưu
I. Giới thiệu:
1. VC/NLĐ có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
2. Thời điểm nghỉ hưu là ngày 01 của tháng liền kề sau tháng VC/NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. 3. Trường hợp hồ sơ VC/NLĐ không xác định được ngày và tháng sinh (chỉ ghi năm sinh), thời điểm nghỉ hưu là ngày 01 tháng 01 của năm liền kề sau năm VC/NLĐ đủ điều kiện về tuổi đời để nghỉ hưu.
3. Thời điểm nghỉ hưu được tính lùi lại khi có một trong các trường hợp sau:
a) Không quá 01 tháng đối với một trong các trường hợp: Thời điểm nghỉ hưu trùng với ngày nghỉ Tết Nguyên đán; VC/NLĐ có vợ hoặc chồng, bố, mẹ (vợ hoặc chồng), con từ trần, bị Tòa án tuyên bố mất tích; bản thân và gia đình VC, NLĐ bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn;
b) Không quá 03 tháng đối với trường hợp bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn có giấy xác nhận của bệnh viện;
c) Không quá 06 tháng đối với trường hợp đang điều trị bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, có giấy xác nhận của cơ sở y tế đủ thẩm quyền.
VC, NLĐ được lùi thời điểm nghỉ hưu thuộc nhiều trường hợp thì chỉ được thực hiện đối với một trường hợp có thời gian lùi thời điểm nghỉ hưu nhiều nhất.
4. VC, NLĐ có trình độ chuyên môn cao đến tuổi nghỉ hưu được tiếp tục kéo dài thời gian làm việc theo quy định của Nhà nước và của UEH.
II. Đối tượng sử dụng dịch vụ: VC/NLĐ ký hợp đồng trực tiếp với UEH và tham gia các loại hình bảo hiểm bắt buộc tại UEH.
III. Chế độ:
1. Mức lương hưu hằng tháng của VC/NLĐ được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
a) Tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa hằng tháng là 75%. Đối với VC/LĐ nữ, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%. Đối với VC/LĐ nam, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 19 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%.
b) Số năm cuối để tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được căn cứ trên thời gian VC/NLĐ bắt đầu tham gia BHXH. Cụ thể:
Thời gian bắt đầu tham gia BHXH |
Số năm cuối để tính |
Trước ngày 01/01/1995 |
5 năm |
Từ 01/01/1995 đến 31/12/2000 |
6 năm |
Từ 01/01/2001 đến 31/12/2006 |
8 năm |
Từ 01/01/2007 đến 31/12/2015 |
10 năm |
Từ 01/01/2016 đến 31/12/2019 |
15 năm |
Từ 01/01/2020 đến 31/12/2024 |
20 năm |
Từ 01/01/2025 |
Toàn bộ thời gian đóng BHXH |
2. VC/NLĐ có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, mức bình quân tiền lương là tổng lương bình quân của các năm cuối chia 12 tháng.
3. Trường hợp VC/NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, mức bình quân tiền lương là tổng số tiền lương đóng BHXH hằng tháng chia tổng số tháng đóng BHXH.
4. Ngoài chế độ hưởng lương hưu, nếu thời gian đóng BHXH của VC/NLĐ cao hơn số hưởng tỷ lệ lương hưu tối đa là 75% (30 năm đối nữ và 35 năm đối với nam) thì khi nghỉ hưu, VC/NLĐ còn được hưởng trợ cấp một lần; cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân lương hưu.
6. Bên cạnh các chế độ nghỉ hưu theo quy định, VC/NLĐ được UEH trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Thời gian tính hưởng căn cứ trên số tháng VC/NLĐ công tác thực tế tại UEH.
IV. Quy định, cơ sở thực hiện:
- Bộ luật Lao động;
- Luật Bảo hiểm xã hội;
- Luật Viên chức;
- Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu;
- Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
- Nghị định số 50/2022/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Quy chế chi tiêu nội bộ.
V. Quy trình/Hướng dẫn thực hiện
● Bước 1: Quý I hằng năm, Phòng Quản trị nguồn nhân lực lập kế hoạch VC/NLĐ đến tuổi nghỉ hưu trong năm tiếp theo.
● Bước 2: Trước 06 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu, UEH ban hành thông báo về thời điểm nghỉ hưu của VC/NLĐ.
● Bước 3: VC, NLĐ có trách nhiệm cung cấp, bổ sung hồ sơ cá nhân[1] và Phiếu cung cấp thông tin thông tin theo thời hạn ghi trong thông báo.
● Bước 4:
a) Đối với VC/NLĐ thuộc thẩm quyền UEH ban hành Quyết định nghỉ hưu: Căn cứ hồ sơ, thông tin VC/NLĐ cung cấp, trước 03 tháng tính đến thời điểm VC/NLĐ nghỉ hưu, Phòng Quản trị nguồn nhân lực trình Hiệu trưởng UEH ban hành Quyết định nghỉ hưu và phối hợp cơ quan BHXH có thẩm quyền tiến hành các thủ tục để VC, NLĐ được hưởng chế độ hưởng lương hưu đúng thời hạn quy định.
b) Đối với VC thuộc thẩm quyền Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định nghỉ hưu: Căn cứ hồ sơ, thông tin VC cung cấp, trước 04 tháng tính đến thời điểm VC nghỉ hưu, Phòng Quản trị nguồn nhân lực gửi văn bản đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định nghỉ hưu.
● Bước 5: Trước ít nhất 01 tháng tính đến thời điểm VC/NLĐ nghỉ hưu, VC/NLĐ tiến hành các bước bàn giao công việc, tài sản, trang thiết bị cho Lãnh đạo đơn vị.
● Bước 6. Phòng Quản trị nguồn nhân lực phối hợp Phòng Tài chính - Kế toán rà soát, điều chỉnh, bổ sung hồ sơ,... (nếu có) theo yêu cầu của cơ quan BHXH.
● Bước 7. Trước 01 tháng tính đến thời điểm VC/NLĐ nghỉ hưu, Phòng Quản trị nguồn nhân lực gửi hồ sơ nghỉ hưu đến cơ quan BHXH và phối hợp Phòng Tài chính - Kế toán tiếp tục bổ sung, điều chỉnh (nếu có) theo yêu cầu của cơ quan BHXH.
[1]. Hồ sơ cá nhân gồm: i) Bản sao Hộ khẩu thường trú; ii) Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân; iii) Tờ khai thông tin cá nhân.