Thông tin chung

Câu hỏi 1: Tuyển sinh Thạc sĩ ?

Trả lời:

Chào bạn, Ad gửi bạn tham khảo thông tin về đợt tuyển sinh thạc sĩ đợt 1 năm 2023 vừa rồi tại: https://sdh.ueh.edu.vn/thong-bao-cao-hoc/thong-bao-tuyen-sinh-dao-tao-trinh-do-thac-si-dot-1-nam-2023.html

Mọi thắc mắc về thông tin tuyển sinh, bạn vui lòng liên hệ với Viện đào tạo Sau đại học để được hỗ trợ chi tiết hơn qua số điện thoại: (028) 38.235.277 – 38.295.437 nhấn chọn tiếp các số nội bộ 16, 20, 21, 24, 25 hoặc cập nhật các thông tin mới nhất về đợt tuyển sinh thạc sĩ năm 2023 tại website: https://sdh.ueh.edu.vn nhé.

Cẩm nang tuyển sinh thạc sĩ 2022: https://tuyensinh.ueh.edu.vn/cam-nang-thac-si-2022/

Câu hỏi 2: Các đợt tuyển sinh Thạc sĩ hằng năm?

Trả lời:

Chào bạn, hằng năm, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tổ chức tuyển sinh Thạc sĩ 02 đợt: Thông thường, đợt 1 sẽ vào tháng 3-4, đợt 2 sẽ vào tháng 8-9.

Bạn có thể theo dõi thông tin tuyển sinh mới tại: https://sdh.ueh.edu.vn/tuyen-sinh-thac-si hoặc https://tuyensinh.ueh.edu.vn/thac-si/

Câu hỏi 3: Cho tôi hỏi về các hướng đào tạo Thạc sĩ tại trường?

Trả lời:

Chào bạn, các chương trình Thạc sĩ tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh được đào tạo theo 02 hướng, gồm:

  • Hướng nghiên cứu dành cho giảng viên các trường đại học và cao đẳng, hoặc các nghiên cứu viên các viện nghiên cứu công hoặc tư. Hướng nghiên cứu cũng dành cho các chuyên viên nghiên cứu của các tổ chức công, các cơ quan hoạch định chính sách, công ty tư vấn, công ty cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường. Những người đang làm cho các cơ quan thực tiễn, doanh nghiệp cũng có thể nên học hướng nghiên cứu nếu như họ dự định chuyển từ doanh nghiệp, cơ quan thực tiễn sang làm nghiên cứu chuyên nghiệp hoặc chuyển sang làm giảng viên các trường đại học hoặc cao đẳng trong tương lai gần. Đặc biệt khuyến cáo những ai dự kiến học lên tiến sĩ, nhất là tiến sĩ nghiên cứu (Ph.D.) thì rất cần học thạc sĩ hướng nghiên cứu.
  • Hướng ứng dụng dành cho các anh chị đang làm thực tế, chuyên viên, quản lý, điều hành trong các doanh nghiệp, các tổ chức công và tư. Các anh chị làm trong các cơ quan công, hành chính sự nghiệp, cơ quan thực thi chính sách cũng nên học theo hướng ứng dụng. Người đã xác định học theo hướng ứng dụng thì thường không học tiếp lên tiến sĩ. Nếu thay đổi ý định học tiếp lên tiến sĩ (Ph.D.) sẽ phải học bổ sung về phương pháp nghiên cứu hoặc cần tham gia thực tập nghiên cứu (cùng với chuyên gia nghiên cứu) trước khi đăng ký học tiến sĩ. Cũng có những chương trình tiến sĩ theo hướng thực hành dành cho thạc sĩ theo hướng ứng dụng, như kiểu DBA (Doctor of Business Administration).

Bạn có thể tham khảo bài viết giới thiệu về hướng đào tạo để biết thêm chi tiết tại đây: https://sdh.ueh.edu.vn/thong-tin-chung/gioi-thieu-ve-huong-dao-tao-huong-nghien-cuu-va-huong-ung-dung.html

Câu hỏi 4: Hình thức tuyển sinh trình độ Thạc sĩ tại trường là gì?

Trả lời: 

Chào bạn, năm 2022, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh thay đổi phương thức tuyển sinh từ thi tuyển thành xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc đại học và điều kiện ngoại ngữ.

Nguyên tắc xét tuyển: Ứng viên đạt điều kiện về văn bằng và ngoại ngữ, trường sẽ xét tuyển dựa trên điểm trung bình chung (GPA) bậc đại học của ứng viên. Nguyên tắc lấy từ cao xuống thấp đến khi đạt chỉ tiêu

Câu hỏi 5: Tôi muốn tham khảo thêm các ngành và chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ của trường?

Trả lời: 

Chào bạn, bạn vui lòng tham khảo chi tiết về thông tin tuyển sinh, chương trình đào tạo các ngành trình độ Thạc sĩ tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2022 trong cẩm nang: https://tuyensinh.ueh.edu.vn/cam-nang-thac-si-2022/

Bạn vui lòng tham khảo chương trình đào tạo các ngành/chuyên ngành tại đây: https://sdh.ueh.edu.vn/nganh-dao-tao-thac-si

Câu hỏi 6: Trường có cố định ngành nào sẽ học ở cơ sở nào không? Nếu có thì cho tôi hỏi ngành Quản trị nhân lực sẽ học ở cơ sở nào?

Trả lời: 

Trường không cố định ngành nào sẽ học ở cơ sở nào bạn nhé. Trường sẽ bố trí giảng đường dựa trên số lượng học viên của lớp, tình trạng cơ sở vật chất, lịch giảng của giảng viên, và các yếu tố khác.

Thông thường, các lớp cao học được bố trí học tại các cơ sở của Trường trong nội thành như A, B, E, …

Câu hỏi 7: Thông tin về lớp Bổ túc kiến thức

Trả lời:

1. Thí sinh dự tuyển thạc sĩ khối ngành Kinh tế, Kinh doanh và quản lý:

Thí sinh tốt nghiệp đại học hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học các ngành khác khối ngành Kinh tế, Kinh doanh và quản lý: Học 6 môn, mỗi môn 2 tín chỉ, bao gồm: Toán cao cấp, Xác suất thống kê, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Quản trị học, Nguyên lý Tài chính - Ngân hàng.

2. Thí sinh dự tuyển thạc sĩ khối ngành Luật:

Thí sinh tốt nghiệp đại học hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học các ngành khác khối ngành Luật: Học 6 môn, mỗi môn 2 tín chỉ, bao gồm: Luật hiến pháp và luật hành chính, Luật dân sự, Luật tố tụng dân sự, Luật hình sự và luật tố tụng hình sự, Luật kinh tế, Tư pháp quốc tế.

* Trường hợp ứng viên đã học môn nào trong chương trình bổ túc kiến thức ở bậc đại học thì sẽ được xem xét miễn môn đó.

- Hình thức học: Online

- Thời gian học: Các buổi tối Thứ 2 – Thứ 7 hoặc buổi sáng,chiều Thứ 7 + Chủ nhật

- Thời gian học trung bình trong khoảng từ 2 đến 3 tháng

- Học phí: 1.080.000đ/môn

* Dự kiến trong tháng 4/2023 sẽ có thông báo mở lớp Bổ túc kiến thức.

Câu hỏi 8: Cho tôi hỏi học phí chương trình Thạc sĩ tại UEH là bao nhiêu, thời gian đóng như thế nào?

Trả lời: 

Tất cả chương trình thạc sĩ đều được thiết kế tối thiểu từ 60 tín chỉ, bao gồm cả Luận văn/Đề án tốt nghiệp. Thời gian đào tạo: 02 năm.

Do học phí phát sinh theo số học phần người học đăng ký, nên số tiền học phí phải đóng dựa trên số học phần học viên đăng ký theo từng đợt. Số đợt đăng ký học phần thông thường là 03 đến 04 đợt.

Mức học phí hiện đang được áp dụng là 1.145.000đ/1 tín chỉ.

Câu hỏi 9: Trường hợp tôi xét tuyển hướng nghiên cứu nhưng không trúng tuyển vào hướng này thì có học hướng ứng dụng được không?

Trả lời: 

Căn cứ vào số lượng trúng tuyển, Hội đồng tuyển sinh sẽ quyết định tổ chức các ngành có hướng nghiên cứu cho học viên.

Đối với các ngành có tổ chức tuyển Hướng nghiên cứu và Hướng ứng dụng: Trường hợp ứng viên trúng tuyển vào hướng nghiên cứu nhưng Trường không tổ chức được lớp do số lượng học viên không đủ để mở một lớp thì mặc định trúng tuyển hướng ứng dụng.

Các ứng viên không đủ điều kiện xét tuyển hướng nghiên cứu sẽ học hướng ứng dụng.

Câu hỏi 10: Tôi đã trúng tuyển vào ngành Kế toán – Hướng nghiên cứu khóa tuyển sinh đợt 2 năm 2022. Tuy nhiên, vì lí do cá nhân nên tôi đã không nhập học khóa này. Không biết tôi có thể nhập học vào khóa tuyển sinh đợt 1 năm 2023 được không? Tôi có kết quả thi đạt tiếng Anh đầu vào và GMAT

Trả lời: 

Theo nguyên tắc thì kết quả tuyển sinh của đợt tuyển sinh nào thì chỉ dùng cho đợt tuyển sinh đó. Vì thế bạn không thể dùng kết quả trúng tuyển đợt 2 năm 2022 để nhập học khóa tuyển sinh đợt 1 năm 2023 được.

Nếu bạn có nhu cầu dự tuyển vào đợt 1 năm 2023 thì bạn cần nộp hồ sơ dự tuyển và tham gia thi tiếng Anh do trường tổ chức (trường hợp không được miễn ngoại ngữ đầu vào) và thi GMAT (trường hợp dự tuyển hướng nghiên cứu).

Câu hỏi 11: Tôi đang tham gia xét tuyển chương trình đào tạo Thạc sĩ đợt 1/2023, tôi nộp hồ sơ dự tuyển vào ngành Toán kinh tế thì có phải thi GMAT không?

Trả lời:

Trong thông báo tuyển sinh đợt 1/2023, các ứng viên lưu ý:

Ứng viên dự tuyển vào hướng ứng dụng thì không cần thi GMAT. Chỉ ứng viên dự tuyển vào hướng nghiên cứu thì mới phải thi GMAT.

Ngành Toán kinh tế chỉ tuyển hướng ứng dụng nên bạn không cần phải tham gia thi GMAT.

Lưu ý: Đối với đợt 1/2023, ngành Marketing và ngành Kế toán tuyển sinh cả 2 hướng ứng dụng và nghiên cứu; Ngành Kinh tế chính trị chỉ tuyển hướng nghiên cứu; Các ngành còn lại chỉ tuyển hướng ứng dụng.

Câu hỏi 12: Tôi tốt nghiệp đại học ngành Kỹ thuật Cơ khí của Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP. HCM. Theo như tìm hiểu thì để đủ điều kiện dự tuyển vào ngành Toán kinh tế thì tôi cần có giấy chứng nhận Bổ túc kiến thức. Tuy nhiên hiện tôi chưa có giấy chứng nhận này thì có thể nộp hồ sơ dự tuyển rồi học Bổ túc kiến thức và bổ sung giấy chứng nhận sau được không? Trong các môn của chương trình BTKT, thì tôi đã học Toán cao cấp và Xác suất thống kê ở bậc đại học thì có được miễn học hai môn này không?

Trả lời: 

Ngành tốt nghiệp đại học của bạn không thuộc khối kinh tế, kinh doanh và quản lý nên để đủ điều kiện nộp hồ sơ dự tuyển vào ngành Quản trị kinh doanh bậc cao học thì bạn cần học, thi đậu qua các môn trong chương trình bổ túc kiến thức bao gồm 6 môn (mỗi môn 2 tín chỉ) bao gồm: Toán cao cấp, Xác suất thống kê, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Nguyên lý Tài chính – Ngân hàng, Quản trị học.

Bạn cần phải được cấp giấy chứng nhận BTKT rồi mới đủ điều kiện về văn bằng để nộp hồ sơ dự tuyển.

Trường hợp bạn đã học môn nào trong chương trình BTKT ở bậc đại học sẽ được xem xét miễn môn đó. Khi bạn nộp hồ sơ đăng ký học BTKT, chúng tôi sẽ trả lời cụ thể bạn được miễn những môn nào trong chương trình dựa trên bảng điểm ở bậc đại học của bạn.

Câu hỏi 13: Tôi thuộc trường hợp cần phải học Bổ túc kiến thức để đủ điều kiện nộp hồ sơ dự tuyển. Tôi chưa đủ điều kiện nộp hồ sơ dự tuyển đợt này do tôi chưa có chứng nhận BTKT. Cho tôi hỏi tôi có thể đăng ký tham gia lớp ôn Tiếng Anh và GMAT trước vào đợt này được không?

Trả lời: 

Trong thông báo mở lớp ôn tập có nêu rõ:

Mục tiêu và đối tượng tham dự: Nhằm hệ thống hóa kiến thức môn tiếng Anh và môn kiểm tra năng lực dạng GMAT (môn GMAT chỉ dành cho thí sinh đăng ký hướng nghiên cứu) cho thí sinh trước các đợt tuyển sinh, Trường tổ chức lớp ôn tập dành cho các thí sinh có đủ điều kiện dự tuyển vào các chuyên ngành được ghi trong thông báo tuyển sinh đợt 1 năm 2023.

Vì thế cho nên bạn không nộp hồ sơ dự tuyển đợt này thì bạn không thuộc đối tượng tham gia lớp ôn Tiếng Anh.

Câu hỏi 14: Tôi có thể nộp hồ sơ dự tuyển vào 2 ngành cùng một lúc được không?

Trả lời: Bạn chỉ có thể nộp hồ sơ dự tuyển vào một ngành trong một đợt tuyển sinh thôi bạn nhé.

Câu hỏi 15: Tôi tốt nghiệp đại học ngành Kế toán. Hiện tôi có dự định nộp hồ sơ dự tuyển vào ngành Luật kinh tế bậc cao học. Vậy tôi cần học BTKT những môn nào?

Trả lời: 

Ngành tốt nghiệp đại học của bạn không thuộc khối ngành Luật nên bạn cần học BTKT 6 môn bao gồm: Luật hiến pháp và luật hành chính, Luật dân sự, Luật tố tụng dân sự, Luật hình sự và luật tố tụng hình sự, Luật kinh tế, Tư pháp quốc tế.

Nếu bạn đã học môn nào ở bậc đại học thì sẽ được xem xét miễn môn đó.

Câu hỏi 16: Tôi chưa đủ điều kiện nộp hồ sơ dự tuyển đợt này nhưng tôi muốn đăng ký thi Tiếng Anh đầu vào và thi GMAT trước vào đợt này và dùng kết quả này cho đợt tuyển sinh sau được không?

Trả lời:

Bạn không thể đăng ký thi trước được nhé. Vì khi nào bạn nộp hồ sơ dự tuyển thì bạn mới có tên trong danh sách tham gia dự thi.

Kết quả tuyển sinh của đợt nào thì chỉ dùng cho đợt tuyển sinh đó. Cho nên bạn nộp hồ sơ dự tuyển đợt tuyển sinh nào thì tham gia thi Tiếng Anh đầu vào và thi GMAT của đợt đó nhé.

Câu hỏi 17: Hiện tại tôi chưa nhận được bằng tốt nghiệp chính thức mà chỉ có giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời. Cho tôi hỏi, tôi có thể dùng giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời thay cho bản sao bằng tốt nghiệp chính thức mà hồ sơ dự tuyển yêu cầu không?

Trả lời: Nếu tại thời điểm nộp hồ sơ bạn chưa có bằng tốt nghiệp chính thức thì bạn có thể nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời thay cho bản sao bằng tốt nghiệp chính thức. Lưu ý, bạn sẽ cần phải làm giấy cam đoan bổ sung bản sao bằng tốt nghiệp có sao y của cơ quan có thẩm quyền theo như hồ sơ yêu cầu trong thời gian quy định hoặc ngay sau khi nhận được bằng tốt nghiệp chính thức.

Câu hỏi 18: Tôi dự tuyển vào ngành Kế toán – Hướng nghiên cứu, theo tôi tìm hiểu thì dự tuyển hướng nghiên cứu yêu cầu 2 điều kiện, trong đó có yêu cầu bằng tốt nghiệp đại học đạt từ loại khá trở lên. Thì cho tôi hỏi, trường hợp của tôi tốt nghiệp đại học ngành Kế toán, loại Khá, hệ vừa làm vừa học thì có đạt yêu cầu không? Hệ đào tạo có bắt buộc là hệ chính quy không?

Trả lời: Điều kiện để ứng viên dự tuyển vào chương trình hướng nghiên cứu chỉ yêu cầu ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học đạt từ loại khá trở lên, không phân biệt hệ đào tạo.

Câu hỏi 19: Tôi tốt nghiệp tại UEH cách nay 01 năm, tôi xét tuyển vào chương trình thạc sĩ UEH có được miễn điều kiện ngoại ngữ không?

Trả lời: 

Trường hợp nếu có bằng tốt nghiệp trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ do UEH cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam sẽ được miễn ngoại ngữ đầu vào khi xét tuyển chương trình đào tạo thạc sĩ.

Lưu ý: Trường hợp trên được miễn điều kiện ngoại ngữ khi xét tuyển, đối với điều kiện ngoại ngữ khi làm thủ tục tốt nghiệp bạn cần đạt yêu cầu ngoại ngữ tiếng Anh theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo thạc sĩ; được minh chứng bằng một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục bên dưới.

PHỤ LỤC

Bảng tham chiếu quy đổi một số văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ tương đương Bậc 3 và Bậc 4 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam áp dụng trong tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ

(Kèm theo Quyết định số 3794/QĐ-ĐHKT-ĐTSĐH ngày 08/12/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh)

TT

Ngôn ngữ

Chứng chỉ

/Văn bằng

Trình độ/Thang điểm

Tương đương Bậc 3

(Điều kiện chuẩn ngoại ngữ đầu vào)

Tương đương Bậc 4

(Điều kiện chuẩn  tiếng Anh đầu ra)

1

Tiếng Anh

TOEFL iBT

30 - 45

46 - 93

TOEFL ITP

450-499

 

IELTS

4.0 - 5.0

5.5 - 6.5

Cambridge

Assessment

English

B1 Preliminary/B1

Business Preliminary/

Linguaskill.

Thang điểm: 140-159

B2 First/B2 Business

Vantage/

Linguaskill

Thang điểm: 160-179

TOEIC

(4 kỹ năng)

Nghe: 275-399

Đọc: 275-384

Nói: 120-159

Viết: 120-149

Nghe: 400-489

Đọc: 385-454

Nói: 160-179

Viết:150-179

Bạn còn thắc mắc cần hỗ trợ, để UEH trả lời cho bạn nhé!