Chương trình đào tạo Đầu tư tài chính
Câu hỏi 1: Chương trình Đầu tư tài chính UEH là gì?
Trả lời:
Chương trình Đầu tư tài chính UEH thuộc ngành Tài chính – Ngân hàng, cung cấp cho sinh viên các kiến thức nền tảng và chuyên sâu tương đương với chương trình đào tạo tại các trường đại học tiên tiến trên thế giới; chương trình cũng trang bị cho sinh viên các kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ cần thiết để làm việc hiệu quả và thích ứng nhanh trong ngành tài chính và đầu tư, đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Sinh viên tốt nghiệp Chương trình Đầu tư tài chính UEH từ chương trình này sẽ trở thành những nhà quản lý đầu tư, nhà phân tích tài chính, nhà quản lý tài sản chuyên nghiệp năng động tại các công ty đầu tư, công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm, và các định chế tài chính trung gian trong nước và quốc tế. Với những kiến thức, kỹ năng và thái độ được trang bị từ chương trình, sinh viên tốt nghiệp có khả năng theo đuổi các bậc học cao hơn để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Câu hỏi 2: Tốt nghiệp Cử nhân Chương trình Đầu tư tài chính UEH làm nghề gì?
Trả lời:
Sinh viên tốt nghiệp Chương trình Đầu tư tài chính UEH có năng lực đảm nhiệm các vị trí ở các công ty và các định chế tài chính-ngân hàng: chuyên gia phân tích đầu tư và môi giới chứng khoán, chuyên gia quản trị và định giá tài sản tài chính, chuyên gia phân tích và thiết lập các chương trình quản trị rủi ro, chuyên gia thiết lập các mô hình tài chính và sản phẩm tài chính phái sinh, chuyên gia tín dụng và đầu tư, chuyên gia kinh doanh ngoại hối, chuyên gia quản lý và kinh doanh vốn, chuyên gia tư vấn đầu tư tại các cơ quan như: các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp, các định chế ngân hàng và tài chính trong nước và quốc tế.
Câu hỏi 3: Lộ trình đào tạo chi tiết của Chương trình Đầu tư tài chính UEH như thế nào? (học những môn gì)
Trả lời:
Chương trình Đầu tư tài chính UEH sẽ học các môn bao gồm: Kiến thức giáo dục đại cương của chương trình Đầu tư tài chính UEH: - Triết học Mác – Lênin - Kinh tế chính trị Mác – Lênin - Chủ nghĩa xã hội khoa học - Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Tư tưởng Hồ Chí Minh - Tiếng Anh tổng quát - Tiếng Anh chuyên ngành 1 (COB) - Tiếng Anh chuyên ngành 2 (COB) - Nhập môn tâm lý học - Phát triển bền vững - Tư duy thiết kế - Kinh tế vi mô - Kinh tế vĩ mô - Toán dành cho kinh tế và quản trị - Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh - Luật kinh doanh - Nguyên lý kế toán - Khoa học dữ liệu - Kỹ năng mềm - Khởi nghiệp kinh doanh Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp của chương trình Đầu tư tài chính UEH: Kiến thức Cơ sở ngành - Lý thuyết tài chính - Tài chính doanh nghiệp - Tài chính quốc tế - Kinh tế lượng tài chính - Kế toán tài chính - Đầu tư tài chính - Điều hành công ty cổ phần và Đạo đức trong tài chính - Quản trị và chiến lược ngân hàng - Hoạch định thuế - Kinh tế lượng tài chính nâng cao - Tài chính định lượng - Phân tích rủi ro và mô hình hóa Kiến thức chuyên ngành - Tài chính doanh nghiệp nâng cao - Sản phẩm phái sinh - Chứng khoán có thu nhập cố định - Phân tích tài chính - Phân tích kỹ thuật - Tài chính hành vi - Quản lý danh mục đầu tư Kiến thức chuyên ngành tự chọn - Đầu tư thay thế - Định giá doanh nghiệp - Vốn cổ phần tư nhân và vốn mạo hiểm - Đầu tư bất động sản - Chiến lược đầu tư toàn cầu - Công nghệ tài chính Thực tập và tốt nghiệp: Học kỳ doanh nghiệp
Câu hỏi 4: Chương trình Đầu tư tài chính UEH học bao nhiêu chỉ?
Trả lời:
Tổng số tín chỉ của Chương trình Đầu tư tài chính UEH là 123 tín chỉ.
Câu hỏi 5: Chương trình Đầu tư tài chính UEH học phí bao nhiêu?
Trả lời:
Chương trình Đầu tư tài chính UEH thuộc chương trình Tiên tiến quốc tế (đã kiểm định quốc tế). Sinh viên được chọn Chương trình học hoàn toàn bằng tiếng Việt, tiếng Anh bán phần và hoàn toàn bằng tiếng Anh. Mức học phí tiếng Việt của chương trình Đầu tư tài chính UEH là 1.065.000đ/tín chỉ; còn đơn giá tín chỉ tiếng Anh sẽ bằng 1.4x tiếng Việt. Để tính tổng học phí toàn bộ chương trình Đầu tư tài chính UEH, người học nhân đơn giá tín chỉ với tổng số học phần. Lưu ý, đơn giá học phí dự kiến tăng mỗi năm theo quy định Luật pháp hiện hành, không quá 10%.
Câu hỏi 6: Chương trình Đầu tư tài chính UEH có chương trình Song ngành tích hợp không?
Trả lời:
Chương trình Đầu tư tài chính UEH không có chương trình Song ngành tích hợp.
Câu hỏi 7: Chỉ tiêu tuyển sinh Chương trình Đầu tư tài chính UEH là bao nhiêu?
Trả lời:
Chỉ tiêu tuyển sinh Chương trình Đầu tư tài chính UEH là: 70.
Câu hỏi 8: Mã đăng ký xét tuyển Chương trình Đầu tư tài chính UEH là gì?
Trả lời:
Mã đăng ký xét tuyển Chương trình Đầu tư tài chính UEH là: 7340201_06.
Câu hỏi 9: Sự khác biệt giữa Chương trình Ngân hàng đầu tư UEH, Chương trình Thị trường chứng khoán UEH và Chương trình Đầu tư tài chính UEH là gì?
Trả lời:
Tham gia vào thị trường tài chính có nhiều tổ chức như Quỹ đầu tư, ngân hàng, công ty chứng khoán, doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân… Ngân hàng chỉ là một thành viên trong số các thành viên tham gia. Ở Việt Nam không có loại hình ngân hàng đầu tư mà chỉ có ngân hàng thương mại. Do vậy chuyên ngành ngân hàng đầu tư đang đề cập đến các nghiệp vụ của một nhà đầu tư trong số các tổ chức đầu tư đề cập trên. Ngoài ra, nghiệp vụ Ngân hàng đầu tư trên thế giới còn thực hiện việc tư vấn đầu tư, tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp, tư vấn phát hành…, nghiệp vụ này cũng được thực hiện tại các công ty chứng khoán. Tuy nhiên để làm được điều này cần phải hiểu biết về tài chính doanh nghiệp thì mới tái cấu trúc, mua bán sáp nhập hay phát hành chứng khoán cho doanh nghiệp… Khi nói thị trường tài chính chính bao gồm các thị trường khác nhau như thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, thị trường hàng hóa (commodity), thị trường tiền tệ (ngoại hối – Forex)… Mỗi một thị trường có những hàng hóa, các công cụ tài chính giao dịch trên thị trường đó khác nhau. Học Chương trình Đầu tư tài chính UEH là học về cách phân tích, định giá, đầu tư và quản lý các công cụ đang giao dịch trên các thị trường tài chính khác nhau; không chỉ học về cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường chứng khoán mà phải học về các loại tài sản khác trên các thị trường tài chính. Do vậy, học về Chương trình Đầu tư tài chính UEH có thể bao quát về các tài sản tài chính mà một ngân hàng nói chung đang tham gia, một quỹ đầu tư hay nhà đầu tư cá nhân tham gia trên đó. Chẳng hạn học về đầu tư vàng, học về đầu tư bất động sản… trong Chương trình Đầu tư tài chính UEH. Đồng thời, khi lựa chọn một chuyên ngành nào đó để học, người học cần tham khảo thêm sự chuẩn mực của một chuyên ngành đào tạo ở các trường trên thế giới, nhu cầu của bằng cấp của chương trình đó có tính phổ quát, thông dụng mà nhiều người dùng hay không… Mong các bạn lựa chọn chương trình học có tính chuẩn tắc nhất để theo đuổi sau này.
Câu hỏi 10: Chương trình Đầu tư tài chính UEH có bó hẹp phạm vi nghề nghiệp của người học vào thị trường tài chính hay không? Và điều này có gây bất lợi cho cơ hội nghề nghiệp của người học Chương trình Đầu tư tài chính UEH sau khi ra trường hay không?
Trả lời:
Thị trường tài chính có rất nhiều các tổ chức/thành viên tham gia vào. Ngân hàng, các công ty quản lý quỹ, các doanh nghiệp, các cá nhân đầu tư trong và ngoài nước. Mỗi một thành viên tham gia thị trường đều phải “chiến đấu” với những thành viên còn lại. Do vậy, người tham gia vào thị trường đại diện cho từng thành viên phải có những kiến thức, hiểu biết chuyên sâu trong lĩnh vực Đầu tư tài chính này. Các bạn phải được trang bị kiến thức “sâu” chứ không phải “hẹp”, “rộng” không có nghĩa là “hời hợt”. Bạn không thể thành công trong một thị trường tài chính với một khối kiến thức chung chung và rộng được. Ví dụ: để ra quyết định mua vàng, cổ phiếu… bạn không thể mua theo sở thích mà phải hiểu về giá trị của khoản đầu tư này, các yếu tố có thể làm thay đổi giá trị đó; phải có khả năng phân tích, nhận định liệu sau thời gian đầu tư, các tài sản đó sẽ tăng giá hay giảm giá. Nói đến đây, bạn hiểu mình nên chọn công việc dễ dàng hay chuyên sâu? Như vậy, sinh viên sau khi tốt nghiệp Chương trình Đầu tư tài chính UEH sẽ làm việc trong các tổ chức đang tham gia vào thị trường tài chính như đề cập ở trên, hay tham gia giao dịch rất nhiều loại tài sản tài chính trên các thị trường khác nhau. Người học vì vậy cũng phải học trên một khối lượng kiến thức về phân tích, định giá, đầu tư, và quản lý đầu tư các tài sản khác nhau để làm việc trong từng bộ phận thành viên như ngân hàng, công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán, doanh nghiệp và chính các cá nhân tham gia thị trường tài chính. Điều này cho thấy phạm vi nghề nghiệp của Chương trình Đầu tư tài chính UEH không hề bị bó hẹp. Mà ngược lại, cơ hội nghề nghiệp sẽ rất rộng mở khi bạn có kiến thức sâu rộng về thị trường tài chính.
Câu hỏi 11: Triển vọng nghề nghiệp và xu hướng phát triển của sinh viên sau khi tốt nghiệp Triển vọng nghề nghiệp và xu hướng phát triển của sinh viên sau khi tốt nghiệp Chương trình Đầu tư tài chính UEH là gì?
Trả lời:
Một nền kinh tế phát triển cần một thị trường tài chính phát triển. Do vậy tương lai Việt Nam sẽ có một thị trường tài chính càng phát triển mạnh. Đó là nhu cầu chung cho ngành tài chính ngân hàng và cũng là nhu cầu của lĩnh vực đầu tư tài chính, Quy mô thị trường tài chính càng phát triển thì càng đòi hỏi nhiều tổ chức tài chính tham gia và nhu cầu lao động càng lớn. Tuy nhiên, Chương trình Đầu tư tài chính UEH ngoài làm việc cho chính các tổ chức tài chính, thành viên thị trường thì người học Chương trình Đầu tư tài chính UEH có thể tự mình đầu tư và quản lý tiền cho chính mình, cho gia đình, bạn bè đồng nghiệp và cho những người có tiền nhưng không có hiểu biết trong lĩnh vực tài chính đầu tư. Do đó người học Chương trình Đầu tư tài chính UEH tự đầu tư để trả lương cho chính mình thay vì làm việc cho các tổ chức để nhận lương từ tổ chức đó.
Câu hỏi 12: Đầu tư tài chính là gì? Học chương trình này thì có thể làm được những công việc gì?
Trả lời:
Mỗi ngày chúng ta nhìn thấy các trang tin tài chính như Bloomberg.com, cnbc.com, reuters.com… của thế giới đến các trang tin tài chính VN đưa tin về thị trường trái phiếu, cổ phiếu, vàng, thị trường hàng hóa, ngoại tệ đến bất động sản… Học về Đầu tư tài chính là học những kiến thức, phương pháp phân tích đầu tư và quản lý tiền đầu tư vào những loại tài sản trên. Do vậy, hiểu một cách đơn giản nhất, học Đầu tư tài chính là học cách thức phân tích, quản lý hoạt động đầu tư vào các tài sản trên như thế nào để có lời nhất.
Vậy những ai tham gia đầu tư vào các tài sản trên, đó chính là các Bộ phận đầu tư của Ngân hàng, các Quỹ đầu tư của các công ty quản lý quỹ, các công ty chứng khoán, các bộ phận đầu tư trong các doanh nghiệp, cho đến những nhà đầu tư cá nhân. Do đó, hoặc là người học có thể làm việc cho các tổ chức trên hoặc tự tiến hành đầu tư như là công việc của mình để quản lý tiền của mình, tiền của người thân và gia đình mình, thay vì phải làm thuê cho các tổ chức trên.
Một thị trường tài chính càng phát triển thì nhu cầu đầu tư càng rất lớn. Do vậy triển vọng nghề nghiệp rất rộng mở cho người học. Điều thú vị của ngành đầu tư tài chính là người học sẽ không có ngày nghỉ hưu vì sau khi đến tuổi hưu thì người học về đầu tư tài chính sẽ tự đầu tư cho mình.
Câu hỏi 13: Chương trình đào tạo Đầu tư tài chính có bó hẹp phạm vi nghề nghiệp của người học vào thị trường tài chính hay không? Và điều này có gây bất lợi cho cơ hội nghề nghiệp của người học sau khi ra trường hay không?
Trả lời:
Thị trường tài chính có rất nhiều các tổ chức/thành viên tham gia vào. Ngân hàng, các công ty quản lý quỹ, các doanh nghiệp, các cá nhân đầu tư trong và ngoài nước. Mỗi một thành viên tham gia thị trường đều phải “chiến đấu” với những thành viên còn lại. Do vậy, người tham gia vào thị trường đại diện cho từng thành viên phải có những kiến thức, hiểu biết chuyên sâu trong lĩnh vực Đầu tư tài chính này. Các bạn phải được trang bị kiến thức “sâu” chứ không phải “hẹp”, “rộng” không có nghĩa là “hời hợt”.
Bạn không thể thành công trong một thị trường tài chính với một khối kiến thức chung chung và rộng được.
Ví dụ: để ra quyết định mua vàng, cổ phiếu… bạn không thể mua theo sở thích mà phải hiểu về giá trị của khoản đầu tư này, các yếu tố có thể làm thay đổi giá trị đó; phải có khả năng phân tích, nhận định liệu sau thời gian đầu tư, các tài sản đó sẽ tăng giá hay giảm giá. Nói đến đây, bạn hiểu mình nên chọn công việc dễ dàng hay chuyên sâu?
Như vậy, sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Đầu tư tài chính sẽ làm việc trong các tổ chức đang tham gia vào thị trường tài chính như đề cập ở trên, hay tham gia giao dịch rất nhiều loại tài sản tài chính trên các thị trường khác nhau. Người học vì vậy cũng phải học trên một khối lượng kiến thức về phân tích, định giá, đầu tư, và quản lý đầu tư các tài sản khác nhau để làm việc trong từng bộ phận thành viên như ngân hàng, công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán, doanh nghiệp và ngay chính các cá nhân tham gia thị trường tài chính. Điều này cho thấy phạm vi nghề nghiệp của chương trình đào tạo Đầu tư tài chính không hề bị bó hẹp. Mà ngược lại, cơ hội nghề nghiệp sẽ rất rộng mở khi bạn có kiến thức sâu rộng về thị trường tài chính.
Câu hỏi 14: Triển vọng nghề nghiệp và xu hướng phát triển của sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Đầu tư tài chính là gì?
Trả lời:
Một nền kinh tế phát triển cần một thị trường tài chính phát triển. Do vậy tương lai Việt Nam sẽ có một thị trường tài chính càng phát triển mạnh. Đó là nhu cầu chung cho ngành tài chính ngân hàng và cũng là nhu cầu của lĩnh vực đầu tư tài chính, Quy mô thị trường tài chính càng phát triển thì càng đòi hỏi nhiều tổ chức tài chính tham gia và nhu cầu lao động càng lớn. Tuy nhiên, chương trình đào tạo Đầu tư tài chính ngoài làm việc cho chính các tổ chức tài chính, thành viên thị trường thì người học Đầu tư tài chính có thể tự mình đầu tư và quản lý tiền cho chính mình, cho gia đình, bạn bè đồng nghiệp và cho những người có tiền nhưng không có hiểu biết trong lĩnh vực tài chính đầu tư. Do đó người học Đầu tư tài chính tự đầu tư để trả lương cho chính mình thay vì làm việc cho các tổ chức để nhận lương từ tổ chức đó.
Câu hỏi 15: Chương trình học của các chuyên ngành thuộc khoa Tài chính đào tạo thàng có giúp cho người học tiếp tục học tập tiếp theo với các trường trên thế giới và làm việc cho các tổ chức nước ngoài không?
Trả lời:
Khoa Tài chính hiện đào tạo 3 ngành học: Tài chính - Ngân hàng, Tài chính quốc tế và Bảo hiểm. Đối vối ngành Tài chính - Ngân hàng có nhiều chuyên ngành nhỏ, Khoa Tài chính hiện đang phụ trách 2 chuyên ngành nhỏ là Tài chính (Bản chất là Tài chính doanh nghiệp), Đầu tư Tài chính. Các ngành và chuyên ngành của Khoa Tài chính xây dựng và đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể, Khoa Tài chính xây dựng chương trình theo chương trình của ngành Tài chính của trường đại học Wharton thuộc ĐH Pennsylvania - là trường đạo tạo số một của Mỹ về ngành Tài chính. Do vậy, chương trình đào tạo của Khoa Tài chính xây dựng được liên thông với các trường đào tạo quốc tế. Năm 2019, Khoa Tài chính đã kiểm định chương trình đào tạo theo chuẩn AUN. Đồng thời, khoa Tài chính còn liên kết đào tạo ở các bậc cao hơn với một số trường trong Top 100 trường lớn nhất thế giới như Aberdeen, Rennes I… Điều này càng cho thấy tính chất hội nhập và liên thông trong chương trình đào tạo, bằng cấp của các chuyên ngành với thế giới.
Chính vì chuẩn hóa chương trình đào tạo với thế giới, đến chuẩn hóa trong tên chương trình đào tạo như Tài chính, Tài chính Quốc tế, Đầu tư Tài chính, Bảo hiểm và Quản trị rủi ro tài chính - đã giúp cho sinh viên của khoa sau khi ra trường hoàn toàn có khả năng làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài ở nước ngoài. Đồng thời rất nhiều sinh viên của Khoa, của trường UEH đều dễ dàng theo học các chương trình cao hơn ở các trường danh tiếng trên thế giới.
Chương trình Tài chính của Khoa Tài chính đã được tổ chức AUN kiểm định đạt chất lượng, ngoài ra Chương trình Tài chính của Khoa được Chứng chỉ CPA công nhận nên sinh viên tốt nghiệp được miễn 5 môn khi thi chứng chỉ CPA.
Câu hỏi 16: Sự khác biệt giữa các chuyên ngành Ngân hàng đầu tư, Thị trường chứng khoán, Đầu tư tài chính?
Trả lời:
Tham gia vào thị trường tài chính có nhiều tổ chức như Quỹ đầu tư, ngân hàng, công ty chứng khoán, doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân… Ngân hàng chỉ là một thành viên trong số các thành viên tham gia. Ở VN không có loại hình ngân hàng đầu tư mà chỉ có ngân hàng thương mại. Do vậy chuyên ngành ngân hàng đầu tư đang đề cập đến các nghiệp vụ của một nhà đầu tư trong số các tổ chức đầu tư đề cập trên. Ngoài ra, nghiệp vụ Ngân hàng đầu tư trên thế giới còn thực hiện việc tư vấn đầu tư, tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp, tư vấn phát hành…, nghiệp vụ này cũng được thực hiện tại các công ty chứng khoán. Tuy nhiên để làm được điều này cần phải hiểu biết về tài chính doanh nghiệp thì mới tái cấu trúc, mua bán sáp nhập hay phát hành chứng khoán cho doanh nghiệp…
Khi nói thị trường tài chính chính bao gồm các thị trường khác nhau như thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, thị trường hàng hóa (commodity), thị trường tiền tệ (ngoại hối – Forex)… Mỗi một thị trường có những hàng hóa, các công cụ tài chính giao dịch trên thị trường đó khác nhau. Học Đầu tư tài chính là học về cách phân tích, định giá, đầu tư và quản lý các công cụ đang giao dịch trên các thị trường tài chính khác nhau; không chỉ học về cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường chứng khoán mà phải học về các loại tài sản khác trên các thị trường tài chính. Do vậy, học về Đầu tư tài chính có thể bao quát về các tài sản tài chính mà một ngân hàng nói chung đang tham gia, một quỹ đầu tư hay nhà đầu tư cá nhân tham gia trên đó. Chẳng hạn học về đầu tư vàng, học về đầu tư bất động sản… trong chuyên ngành đầu tư tài chính.
Đồng thời, khi lựa chọn một chuyên ngành nào đó để học, người học cần tham khảo thêm sự chuẩn mực của một chuyên ngành đào tạo ở các trường trên thế giới, nhu cầu của bằng cấp của chương trình đó có tính phổ quát, thông dụng mà nhiều người dùng hay không… Mong các bạn lựa chọn một chuyên ngành có tính chuẩn tắc nhất để theo đuổi sau này.