Danh mục

Chương trình đào tạo Kinh tế chính trị UEH

Câu hỏi 1Chương trình Kinh tế chính trị UEH là gì?

Trả lời: Chương trình Kinh tế chính trị UEH được thiết kế cân đối giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ, giữa lý thuyết và thực tiễn. Sinh viên tốt nghiệp Chương trình Kinh tế chính trị UEH nắm vững kiến thức của ngành, trở thành người phân tích kinh tế có năng lực, có tư duy khoa học phản biện, biết giải quyết vấn đề sáng tạo, biết truyền đạt tri thức hiệu quả, người ra quyết định có trách nhiệm, có khả năng làm việc độc lập trong môi trường toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Có thể tiếp tục học tập sau đại học thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước hoặc các chương trình liên kết với nước ngoài thuộc lĩnh vực Kinh tế chính trị.

 

Câu hỏi 2Tốt nghiệp Cử nhân Chương trình Kinh tế chính trị UEH làm nghề gì?

Trả lời: Sinh viên tốt nghiệp Chương trình Kinh tế chính trị UEH có thể đảm nhận các vị trí: Các cơ quan nghiên cứu: Chuyên viên nghiên cứu, làm việc tại các cơ quan nghiên cứu kinh tế, các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam hoặc nước ngoài. Các cơ sở giáo dục: - Giảng viên các trường đại học, cao đẳng giảng dạy môn Kinh tế chính trị. - Giảng viên trong hệ thống Học viện chính trị, trường chính trị tỉnh, thành phố. Lĩnh vực báo chí, tuyên truyền: Làm việc trong các lĩnh vực báo chí, truyền thông. Các khu vực công và tư: - Cán bộ hành chính trong các doanh nghiệp - Cán bộ đoàn trong các doanh nghiệp - Cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp - Phòng công đoàn trong các doanh nghiệp

 

Câu hỏi 3Lộ trình đào tạo chi tiết của Chương trình Kinh tế chính trị UEH như thế nào? (học những môn gì)

Trả lời: Chương trình Kinh tế chính trị UEH sẽ học các môn bao gồm: Kiến thức đại cương của chương trình Kinh tế chính trị UEH: - Triết học Mác – Lênin - Kinh tế chính trị Mác – Lênin - Chủ nghĩa xã hội khoa học - Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam - Tư tưởng Hồ Chí Minh - Tiếng Anh tổng quát - Tiếng Anh chuyên ngành 1 (CELG_ECO) - Tiếng Anh chuyên ngành 2 (CELG_ECO) - Nhập môn tâm lý học - Phát triển bền vững - Tư duy thiết kế - Nhập môn luật học - Kinh tế vĩ mô - Các học thuyết pháp lý - Kinh tế vi mô - Luật kinh doanh - Kinh tế phát triển - Kỹ năng mềm - Khởi nghiệp kinh doanh - Khoa học dữ liệu Kiến thức chuyên ngành của chương trình Kinh tế chính trị UEH: Kiến thức Cơ sở ngành - Dự báo kinh tế và phân tích dữ liệu - Kỹ năng lãnh đạo trong khu vực công - Quản trị chiến lược các tổ chức công - Đường lối kinh tế của ĐCSVN - Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế - Quản trị các tổ chức công - Thẩm định dự án đầu tư công - Tài chính công - Logic học - Các lý thuyết kinh tế phương tây hiện đại Kiến thức chuyên ngành - Kinh tế chính trị – phần tư bản chủ nghĩa - Kinh tế chính trị – phần thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Triết học – phần Chủ nghĩa duy vật biện chứng - Phân tích chính sách công - Triết học – phần Chủ nghĩa duy vật lịch sử - Chính sách kinh tế – xã hội - Lịch sử các học thuyết kinh tế - Giới thiệu tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mác – Lênin Kiến thức chuyên ngành tự chọn - Kinh tế quốc tế - Luật đầu tư và quản lý tài sản công - Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế - Khoa học chính trị Thực tập và tốt nghiệp

 

Câu hỏi 4Chương trình Kinh tế chính trị UEH học bao nhiêu tín chỉ?

Trả lời: Tổng số tín chỉ của Chương trình Kinh tế chính trị UEH là 120 tín chỉ.

 

Câu hỏi 5Chương trình Kinh tế chính trị UEH học phí bao nhiêu?

Trả lời: Chương trình Kinh tế chính trị UEH thuộc chương trình Tiên tiến. Sinh viên được chọn Chương trình học hoàn toàn bằng tiếng Việt, tiếng Anh bán phần và hoàn toàn bằng tiếng Anh. Mức học phí tiếng Việt của chương trình Kinh tế chính trị UEH là 975.000đ/tín chỉ; còn đơn giá tín chỉ tiếng Anh sẽ bằng 1.4x tiếng Việt. Để tính tổng học phí toàn bộ chương trình Kinh tế chính trị UEH, người học nhân đơn giá tín chỉ với tổng số học phần. Lưu ý, đơn giá học phí dự kiến tăng mỗi năm theo quy định Luật pháp hiện hành, không quá 10%.

 

Câu hỏi 6Chương trình Kinh tế chính trị UEH có chương trình Song ngành tích hợp không?

Trả lời: Chương trình Kinh tế chính trị UEH có chương trình Song ngành tích hợp (4 năm, 02 bằng cử nhân): Kinh tế chính trị – Luật và quản trị địa phương

 

Câu hỏi 7Chỉ tiêu tuyển sinh Chương trình Kinh tế chính trị UEH là bao nhiêu?

Trả lời: Chỉ tiêu tuyển sinh Chương trình Kinh tế chính trị UEH là: 50

 

Câu hỏi 8Mã đăng ký xét tuyển Chương trình Kinh tế chính trị UEH là gì?

Trả lời: Mã đăng ký xét tuyển Chương trình Kinh tế chính trị UEH là: 7310102

 

Câu hỏi 9Mục tiêu đào tạo của chuyên ngành kinh tế chính trị là gì?

Trả lời: Chuyên ngành kinh tế đào tạo cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội. Ngoài ra, sinh viên có kiến thức chuyên sâu về Kinh tế chính trị, kinh tế học hiện đại, kiến thức về quản lý kinh tế, kiến thức về phát triển kinh tế vùng, địa phương. Đồng thời, sinh viên sẽ được trang bị phương pháp luận trong học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chuyên ngành đào tạo. Sau khi có bằng cử nhân, người học có thể tiếp tục học tập sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) trong và ngoài nước hoặc các chương trình liên kết với nước ngoài thuộc lĩnh vực Kinh tế.

 

Câu hỏi 10Những kiến thức và kỹ năng mà người học được đào tạo?

Trả lời:

  • Kiến thức chung
  • Kiến thức lý luận chính trị và pháp luật của nhà nước.
  • Kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội.
  • Kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, tin học 
  • Kiến thức chuyên ngành
  • Có kiến thức chuyên sâu về Kinh tế chính trị.
  • Kiến thức về các học thuyết kinh tế
  • Kiến thức kinh tế học hiện đại và quản lý kinh tế.
  • Kiến thức về đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
  • Kiến thức về kinh tế vùng, địa phương. 
  • Kiến thức về kinh tế quốc tế
  • Kiến thức bổ trợ
  • Các học thuyết kinh tế, chính trị học; nhà nước và pháp luật, quản lý kinh tế vùng, địa phương, kinh tế quốc tế…
  • Kỹ năng cứng
  • Kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp thuộc lĩnh vực Kinh tế chính trị.
  • Khả năng nghiên cứu, giảng dạy, truyền đạt những vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội liên quan đến chuyên ngành đào tạo.
  • Kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề liên quan đến chuyên ngành đào tạo Kinh tế chính trị.
  • Khả năng giải quyết những vấn đề của thực tiễn liên quan đến lĩnh vực kinh tế chính trị.
  • Kỹ năng mềm
  • Kỹ năng thuyết trình, giảng dạy
  • Kỹ năng nghiên cứu, làm việc nhóm.
  • Kỹ năng giao tiếp, viết báo cáo tổng hợp, đề cương nghiên cứu.
  • Tinh tế và nhạy bén về chính trị
  • Bản lĩnh chính trị vững vàng
  • Tư duy độc lập, sáng tạo
  • Khả năng sử dụng tốt ngoại ngữ và tin học phục vụ công tác chuyên môn.

 

Câu hỏi 11Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường?

Trả lời:

Sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có thể làm những ông việc sau:

  • Chuyên viên nghiên cứu ở Viện nghiên cứu Kinh tế
  • Giảng viên Các trường đại học, cao đẳng, 
  • Giảng viên Trường đảng, trường chính trị. 
  • Chuyên viên, tuyên truyền viên công tác xã hội Công đoàn, đoàn thanh niên, các hội nghề nghiệp.
  • Chuyên viên, tuyên truyền viên Cơ quan báo chí, truyền thông.
  • Chuyên viên hành chính, văn phòng trong Các khu vực kinh tế của nhà nước.

 

Câu hỏi 12: Khoa kinh tế có các hoạt động kết nối doanh nghiệp gì cho sinh viên?

Trả lời:

Cùng với mục tiêu chung của UEH về định hướng đào tạo đại học theo hướng ứng dụng nghề nghiệp gắn với thực tiễn doanh nghiệp, Khoa kinh tế phối hợp chặt chẽ với Phòng Chăm sóc & Hỗ trợ người học để giúp sinh viên tiếp cận sớm với doanh nghiệp thông qua các chương trình tham quan doanh nghiệp, định hướng nghề nghiệp, phát triển các kỹ năng làm việc, tổ chức ngày hội nghề nghiệp, ngày hội thông tin thực tập, giới thiệu việc làm, học kỳ doanh nghiệp và học bổng khuyến học cho sinh viên. Với mạng lưới các đối tác chiến lược của các ngành/chuyên ngành vô cùng phong phú ở tất cả các lĩnh vực, nên Khoa kinh tế thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu với doanh nghiệp để sinh viên có cơ hội học hỏi kinh nghiệm thực tế, phát triển mối quan hệ, tiếp cận cơ hội thực tập và việc làm trong quá trình học tập cũng như sắp tốt nghiệp. Với các khóa sinh viên gần đây tại UEH nói chung và chuyên ngành Kinh tế đầu tư nói riêng, nhiều bạn vừa có kết quả học tập/nghiên cứu/đóng góp cho cộng đồng tốt và vừa có những việc làm bán thời gian, việc làm mang tính tập sự, các việc làm có ký hợp đồng chính thức, hay các hoạt động đầu tư-kinh doanh riêng mà gắn với các chuyên môn được học và sẽ học từ khi còn là sinh viên năm thứ hai hay năm thứ ba

 

Câu hỏi 13: Câu lạc bộ cựu sinh viên khoa Kinh tế (SEA Club) có gì sinh động?

Trả lời:

SEA Club là câu lạc bộ cựu sinh viên cấp khoa đầu tiên của UEH. Với sứ mệnh kết nối các thế hệ và chia sẻ giá trị, SEA Club đã và đang thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực cho sinh viên Khoa kinh tế như chương trình mentoring, chương trình kết nối doanh nghiệp cựu sinh viên, hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, giới thiệu việc làm, tuyển dụng và các hoạt động thể thao.

 

Câu hỏi 14: Thầy/Cô cho em hỏi là cơ hội để phát triển bản thân khi tham gia vào Đoàn – Hội là gì?

Trả lời:

  • Tham gia vào các hoạt động phong trào của Đoàn - Hội là cơ hội tốt để em học tập, trau dồi và rèn luyện kỹ năng mềm, làm phong phú thêm vốn sống của bản thân. Đây là một môi trường năng động để em tăng sự kết nối và tạo được nhiều mối quan hệ hữu ích cho tương lai.
  • Em được thử sức bản thân làm việc trong môi trường năng động, đầy trách nhiệm và chuyên nghiệp, là hành trang tốt cho con đường sự nghiệp sau này.
  • Điều đó giúp rèn luyện tính kỷ luật, sắp xếp công việc một cách hiệu quả, nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề kết hợp với hoạch định và thực hiện mục tiêu cá nhân.
  • Đồng thời, khi ở các vị trí nòng cốt hay trưởng nhóm, em trau dồi được kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng này hỗ trợ rất nhiều cho việc học tập và làm việc nhóm.
  • Không chỉ phát triển bản thân về mặt tư duy, em còn khai thác sâu hơn đời sống tâm tư tình cảm của mình, kết hợp đóng góp cho xã hội bằng việc tham gia, tổ chức các chương trình tình nguyện. Đây là cơ hội giúp cho bản thân em phát triển một cách trọn vẹn nhất. 

 

Câu hỏi 15: Tham gia vào Đoàn - Hội khoa Kinh tế, em cần trang bị những gì?

Trả lời:

  • Tinh thần chủ động, ham học hỏi.
  • Có trách nhiệm và cầu tiến trong công việc.
  • Sẵn sàng làm việc với nhiều đối tượng, nhiều tính cách khác nhau.
  • Tư duy mở, sáng tạo và đổi mới.
  • Một tinh thần không ngại thử thách, dám nghĩ dám làm.

 

Câu hỏi 16: Các chương trình, hoạt động tiêu biểu của Đoàn - Hội khoa Kinh tế?

Trả lời:

  • Ngày hội chào đón tân sinh viên.
  • Hội trại, Hội thao, Hội diễn.
  • Mùa hè xanh, Vui hội trăng rằm, Xuân tình nguyện.
  • Chuỗi chương trình tìm hiểu phong trào Sinh viên 5 tốt.
  • Đồng hành Nghiên cứu khoa học cùng sinh viên.
  • Ngày hội Tư vấn chuyên ngành.
  • Tuyển Thành viên Ban chuyên môn.
  • Bình chọn và tuyên dương cán bộ Đoàn - Hội tiêu biểu.

 

Bạn còn thắc mắc cần hỗ trợ, để UEH trả lời cho bạn nhé!