Danh mục

Chương trình đào tạo Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH

Câu hỏi 1Chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH là gì?

Trả lời: Sinh viên chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành học những môn gì?

 

Câu hỏi 2Tốt nghiệp Cử nhân Chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH làm nghề gì?

Trả lời: Sinh viên tốt nghiệp Chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH có khả năng đảm nhận các vị trí: - Các vị trí từ cơ bản đến các cấp bậc quản lý cao cấp hơn trong bậc thang quản lý, điều hành trong doanh nghiệp lữ hành, gồm công ty du lịch, hãng vận chuyển, các cơ quan văn hóa và các hình thức khác đang hiện hữu hiện nay như cung cấp dịch vụ di chuyển và lưu trú cho các chuyến công tác tại Việt Nam hay ở nước ngoài. - Tư vấn đầu tư, cung cấp dịch vụ lữ hành và vận chuyển hành khách. - Trở thành hướng dẫn viên du lịch các tuyến điểm trong và ngoài nước - Khởi nghiệp của riêng mình trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành.

 

Câu hỏi 3Lộ trình đào tạo chi tiết của Chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH như thế nào? (học những môn gì)

Trả lời: Chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH sẽ học các môn bao gồm: Kiến thức giáo dục đại cương của chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH: - Triết học Mác-Lênin - Kinh tế chính trị Mác-Lênin - Chủ nghĩa xã hội khoa học - Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam - Tư tưởng Hồ Chí Minh - Tiếng Anh tổng quát - Tiếng Anh chuyên ngành 1 (COB) - Tiếng Anh chuyên ngành 2 (COB) - Nhập môn tâm lý học - Phát triển bền vững - Tư duy thiết kế - Kinh tế vi mô - Kinh tế vĩ mô - Toán dành cho kinh tế và quản trị - Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh - Luật kinh doanh - Nguyên lý kế toán - Kỹ năng mềm - Khởi nghiệp kinh doanh - Khoa học dữ liệu Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp của chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH: Kiến thức Cơ sở ngành - Quản trị du lịch - Khoa học quản trị - Thiết kế trải nghiệm khách hàng - Quản trị đám đông - Quản trị kênh phân phối - Quản trị nguồn nhân lực du lịch - Quản trị hiệu quả - Tiếp thị trong du lịch Kiến thức chuyên ngành - Điểm đến du lịch toàn cầu - Quản trị hiếu khách - Quản trị vận hành tour - Quản trị bán sản phẩm lữ hành - Phát triển dịch vụ lữ hành - Hướng dẫn du lịch - Quản trị điểm đến - Dự án lữ hành - Quản trị quan hệ khách hàng - Tiếp thị lữ hành - Du lịch theo nhu cầu đặc biệt - Tâm lý du khách - Quản trị lữ hành doanh nghiệp - Ứng dụng điện toán trong du lịch - Dịch vụ vận chuyển hành khách - Quản trị phân phối lữ hành - Du lịch trọn gói - Du lịch có trách nhiệm - Phát triển du lịch bền vững - Văn hoá và di sản - Kiến tập - Thực tập và tốt nghiệp: 10 tín chỉ Học kỳ doanh nghiệp.

 

Câu hỏi 4Chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH học bao nhiêu tín chỉ?

Trả lời: Tổng số tín chỉ của Chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH là 125 tín chỉ.

 

Câu hỏi 5Chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH học phí bao nhiêu?

Trả lời: Chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH thuộc chương trình Tiên tiến. Sinh viên được chọn Chương trình học hoàn toàn bằng tiếng Việt, tiếng Anh bán phần và hoàn toàn bằng tiếng Anh. Mức học phí tiếng Việt của chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH là 975.000đ/tín chỉ; còn đơn giá tín chỉ tiếng Anh sẽ bằng 1.4x tiếng Việt. Để tính tổng học phí toàn bộ chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH, người học nhân đơn giá tín chỉ với tổng số học phần. Lưu ý, đơn giá học phí dự kiến tăng mỗi năm theo quy định Luật pháp hiện hành, không quá 10%.

 

Câu hỏi 6Chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH có chương trình Song ngành tích hợp không?

Trả lời: Chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH có chương trình Song ngành tích hợp (4 năm, 02 bằng cử nhân): Tiếng Anh thương mại – Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

 

Câu hỏi 7Điểm chuẩn Chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH năm 2023 là bao nhiêu?

Trả lời: Điểm chuẩn Chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH năm 2023 theo từng phương thức là: - Phương thức xét tuyển học sinh Giỏi (PT3): 52 - Phương thức xét tuyển quá trình học tập theo tổ hợp môn (PT4): 55 - Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực (PT5): 800 - Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 (PT6): 24.60

 

Câu hỏi 8Chỉ tiêu tuyển sinh Chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH là bao nhiêu?

Trả lời: Chỉ tiêu tuyển sinh Chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH là: 165

 

Câu hỏi 9Mã đăng ký xét tuyển Chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH là gì?

Trả lời: Mã đăng ký xét tuyển Chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH là: 7810103

 

Câu hỏi 10Chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH xét tuyển những tổ hợp nào?

Trả lời: Chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH xét tuyển các tổ hợp: Đối với Phương thức xét tuyển quá trình học tập theo tổ hợp môn (PT4): – A00 – A01, D26, D27, D28, D29, D30, AH3 – D01, D02, D03, D04, D05, D06, DD2 – D07, D21, D22, D23, D24, D25, AH2 Đối với Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (PT6): – A00, A01, D01, D07

 

Câu hỏi 11Sinh viên có được thực hành trong quá trình học Chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH hay không?

Trả lời: Thời lượng thực hành của sinh viên Chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH chiếm 50% tổng thời lượng của chương trình. Ngoài học kỳ doanh nghiệp và thực tập tốt nghiệp như vừa kể trên, ở các môn học, sinh viên được mời tham gia các chương trình dã ngoại, giao lưu doanh nghiệp và nghe báo cáo viên từ doanh nghiệp đến chia sẻ kinh nghiệm. Những hoạt động này không những bổ sung kiến thức cho sinh viên mà còn giúp các em nắm bắt các vấn đề thời sự trong lĩnh vực mình đang quan tâm. Nhờ đó, khi ra trường, sinh viên đều sẵn sàng rất cao cho công việc.

 

Câu hỏi 12Sinh viên có được thực tập tại nước ngoài trong quá trình học Chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH hay không?

Trả lời: Trung bình mỗi năm, khoảng 10% sinh viên Chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành UEH tham gia các chương trình thực tập tại nước ngoài. Trước dịch Covid, Khoa Du lịch đã đưa sinh viên sang thực tập tại Hà Lan. Dự kiến trong tương lai, chương trình thực tập được mở rộng sang Macau và Singapore.

 

Câu hỏi 13Sinh viên chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành học những môn gì?

Trả lời:

Dưới đây là các khối học tập chính:
1. Hệ thống phân phối & Quản trị dịch vụ lữ hành

  • Tìm hiểu cách vận hành các hệ thống đặt vé máy bay, khách sạn, tour, nhà hàng, điểm tham quan.
  • Ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa quy trình đặt dịch vụ & quản lý chuỗi cung ứng du lịch.
  • Quản trị bán & quản trị quan hệ khách hàng (CRM) giúp tiếp cận & chăm sóc khách hàng hiệu quả.

2. Thiết kế trải nghiệm du lịch & tối ưu doanh thu

  • Nắm bắt tâm lý du khách, phân tích hành vi khách hàng để xây dựng hành trình phù hợp.
  • Thiết kế & đóng gói tour đặc sắc, riêng biệt theo nhu cầu cá nhân hóa.
  • Ứng dụng xác suất & thuật toán logic để tối ưu hóa doanh thu & công suất khai thác tour.

3. Tài nguyên du lịch & định vị sản phẩm

  • Học về địa lý du lịch, du lịch sinh thái, du lịch khám phá.
  • Định vị các vùng sản phẩm du lịch để tạo hành trình độc đáo.
  • Hướng dẫn du lịch chuyên sâu, giúp sinh viên hiểu rõ bối cảnh điểm đến.

4. Kiến tập (Học kỳ doanh nghiệp) & Thực tập tốt nghiệp

  • Tham gia kiến tập tại các công ty du lịch lữ hành hàng đầu.
  • Áp dụng lý thuyết vào thực tế, tìm kiếm giải pháp sáng tạo để cải tiến quy trình vận hành.
  • Cơ hội lớn để được tuyển dụng ngay sau thực tập.

5. Kiến thức nền tảng hỗ trợ quản trị

  • Kế toán, tài chính, nghiên cứu thị trường, quản trị nhân sự, thanh toán quốc tế.
  • Khoa học quản trị & thuật doanh nghiệp giúp nâng cao tư duy chiến lược.
  • Ngoại ngữ chuyên ngành để làm việc trong môi trường quốc tế.
  • Chương trình giúp sinh viên không chỉ giỏi tổ chức tour mà còn làm chủ vận hành, sáng tạo trải nghiệm & tối ưu doanh thu trong ngành du lịch hiện đại!

 

Câu hỏi 14Chương trình có được tổ chức quốc tế nào công nhận không?

Trả lời: Có! Chương trình đã được tổ chức kiểm định có uy tín của thế giới FIBAA (Foundation for International Business Administration Accreditation) - của Thuỵ sĩ, văn phòng đặt tại Bonn, CHLB Đức - công nhận vào tháng 11/2024.

 

Câu hỏi 15Sinh viên được lợi gì khi chương trình được công nhận quốc tế?

Trả lời: Chứng nhận FIBAA đảm bảo chương trình đạt chuẩn châu Âu về nội dung, phương pháp giảng dạy và cơ hội nghề nghiệp. Điều này giúp sinh viên dễ dàng học lên cao hơn ở các trường quốc tế, làm việc tại các tập đoàn du lịch đa quốc gia và có cơ hội nhận chứng chỉ nghề nghiệp được công nhận toàn cầu.

 

Câu hỏi 16Sinh viên có được thực hành trong quá trình học?

Trả lời:

Có! Dưới đây là các điểm chính yếu:

  • 50% thời lượng chương trình là thực hành – đảm bảo sinh viên học đi đôi với hành.
  • Kiến tập (Học kỳ doanh nghiệp) & thực tập tốt nghiệp tại các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành.
  • Tham gia dã ngoại & du khảo thực tế để quan sát và trải nghiệm mô hình vận hành du lịch.
  • Giao lưu với doanh nghiệp & chuyên gia thông qua các hội thảo, tọa đàm, networking event.
  • Báo cáo viên từ doanh nghiệp trực tiếp giảng dạy – cập nhật xu hướng & kinh nghiệm thực tiễn.
  • Tiếp cận các vấn đề thời sự của ngành – giúp sinh viên thích nghi nhanh với môi trường làm việc.
  • Ra trường với sự sẵn sàng cao – có kinh nghiệm thực tế, sẵn sàng làm việc ngay.

 

Câu hỏi 17Có những hoạt động ngoại khoá nào đáng chú ý?

Trả lời: Sinh viên sẽ tham gia du khảo trồng rừng, bảo tồn san hô, hội thảo chuyên đề, hackathon sáng tạo, gặp gỡ mentor trong ngành và nhiều sự kiện kết nối.

 

Câu hỏi 18Sinh viên có được thực tập tại nước ngoài?

Trả lời:

Có! sinh viên có thể thực tập tại Singapore, Malaysia, Indonesia, Hà Lan và Hoa Kỳ, mở rộng kiến thức và tạo lợi thế cạnh tranh.

Trung bình mỗi năm, khoảng 10% sinh viên tham gia các chương trình thực tập tại nước ngoài. Trước dịch Covid, Khoa Du lịch -UEH đưa sinh viên sang thực tập tại Hà Lan. Dự kiến trong tương lai, chương trình thực tập được mở rộng sang Macau và Singapore.
Khó khăn hiện tại là trình độ ngoại ngữ của sinh viên còn hạn chế và các chuyến đi thường đòi hỏi ngân sách cao. Nếu sinh viên thỏa mãn tốt hai điều kiện này, Khoa Du lịch -UEH có thể đưa các bạn ấy ra nước ngoài thực tập theo mong muốn.

 

Câu hỏi 19Sinh viên có được làm thêm trong quá trình học?

Trả lời:

Kiến thức thực tế luôn được đánh giá cao và do vậy, chương trình dành đến 50% thời lượng để giúp sinh viên tiếp cận thực tế và thực hành.
Chúng tôi KHÔNG khuyến khích cho sinh viên bỏ giờ học để đi làm thêm.
Tuy nhiên, nếu mong muốn, sinh viên nên tìm việc vào những ngày và giờ không bị vướng bận lịch học trong lớp và học theo nhóm. Chúng tôi khuyến cáo sinh viên không nên quá 2 giờ/ngày để đảm bảo sức khỏe cho việc học và các sinh hoạt khác.

 

Câu hỏi 20Sinh viên ở xa có được đăng ký vào ký túc xá của trường?

Trả lời:

Đại học Kinh tế TP.HCM có ký túc xá dành cho sinh viên ở xa, không có điều kiện về nhà mỗi ngày. Sinh viên có nhu cầu nên đăng ký sớm để được xem xét. Nguyên tắc ‘đến trước được phục vụ trước’ được áp dụng.
Phần lớn sinh viên từ các tỉnh/thành phố khác đến học thường chọn thuê phòng trọ tại các cơ sở gần trường hoặc nơi có điều kiện ưa thích.

 

Câu hỏi 21Sinh viên có thể làm việc ở đâu sau khi tốt nghiệp?

Trả lời:

Bạn có thể làm việc trong công ty lữ hành, khách sạn, hãng hàng không, khu nghỉ dưỡng, công ty công nghệ lữ hành hoặc tự khởi nghiệp trong ngành.

 

Câu hỏi 22Nếu tôi không muốn làm hướng dẫn viên, tôi có thể làm gì khác?

Trả lời:

Trước hết, chương trình có giảng môn Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nhưng trọng tâm không phải là để đào tạo sinh viên làm hướng dẫn viên. Mục tiêu của chương trình là đào tạo nhà quản lý. 
Sinh viên có thể trở thành chuyên gia phân tích dữ liệu du lịch, quản lý doanh thu, quản lý ESG, phát triển sản phẩm du lịch công nghệ, tư vấn thị trường và nhiều hơn thế!

 

Câu hỏi 23Ngành lữ hành có bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế trong các năm sắp tới không?

Trả lời:

Lữ hành đang phục hồi mạnh sau khủng hoảng. Xu hướng cá nhân hóa và du lịch bền vững đang mở ra những cơ hội mới cho các nhà quản trị có tư duy đổi mới và sáng tạo.

 

Câu hỏi 24: Ngành du lịch bao gồm những chuyên ngành nào?

Trả lời:

Năm 2025, Đại học Kinh tế TP.HCM tuyển sinh viên du lịch cho các ngành sau:

  • Quản trị Du lịch và Dịch vụ lữ hành
  • Quản trị Khách sạn
  • Quản trị Sự kiện & Dịch vụ giải trí

 

Câu hỏi 25: Chỉ tiêu của mỗi chuyên ngành là bao nhiêu?

Trả lời:

Hàng năm, Khoa du lịch tuyển tối thiểu 50 sinh viên cho mỗi chuyên ngành.

  • Quản trị Du lịch và Dịch vụ lữ hành: 150 sinh viên 
  • Quản trị Khách sạn: 150 sinh viên
  • Quản trị Sự kiện & Dịch vụ giải trí: 60 sinh viên

 

Câu hỏi 26: Sinh viên du lịch ra trường thì làm ở những đơn vị nào?

Trả lời:

Tùy theo chuyên ngành, sinh viên có thể làm ở những đơn vị như sau:

  • Quản trị lữ hành: công ty du lịch lữ hành và hàng không, các cơ sở lưu trú
    • Các công ty hoạt động trong lĩnh vực lữ hành như Vietravel, Saigontourist, Du lịch Hòa bình, Fiditourist, Cholon Tourist,… hệ thống resort Six Senses, resort Amanoi,...
  • Quản trị khách sạn: các cơ sở lưu trú
    • Các khách sạn có tiếng tại Việt Nam như Caravelle, Rex, Majestic, Continental, Saigon Riverside hay các thương hiệu thuộc các tập đoàn quản lý khách sạn quốc tế: Marriott, IHG, Accor, Minor,....
  • Quản trị sự kiện & Dịch vụ giải trí: các công ty tổ chức sự kiện, quảng cáo, giải trí
    • Các công ty hoạt động trong lĩnh vực sự kiện và giải trí có danh tiếng tại Việt Nam như Square, Mễ Tân, Trung tâm triển lãm hội nghị SECC (Phú Mỹ Hưng), Promice,

Tùy theo sự năng động của sinh viên, các cơ hội mở rộng vẫn đang thu hút nhiều sinh viên:

  • Digital Marketing cho ngành du lịch
  • Event Planning
  • Trung tâm xúc tiến du lịch các Tỉnh/Thành
  • Nhà hàng
  • Công nghệ và tư vấn tái cấu trúc, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và cơ sở dịch vụ du lịch

 

Câu hỏi 27: Chương trình này khác gì so với các chương trình du lịch khác?

Trả lời:

Chúng tôi tập trung vào quản trị vận hành hiệu năng kết hợp data analytics, ESG reporting và công nghệ du lịch, giúp sinh viên ra quyết định kinh doanh thông minh và bền vững.

 

Câu hỏi 28: Chương trình có đào tạo thực hành không?

Trả lời:

Có! Sinh viên sẽ tham gia du khảo thực địa, thực tập tại doanh nghiệp trong nước và quốc tế (Singapore, Mỹ, Hà Lan...), cùng các dự án hợp tác thực tế.

 

Câu hỏi 29: Tôi có thể học song ngành không?

Trả lời:

Có, với ưu đãi đặc biệt giúp rút ngắn thời gian và giảm học phí.

 

Câu hỏi 30: Sinh viên cần tố chất gì khi học ngành du lịch?

Trả lời:

  • Vui vẻ, hoạt bát, thích giao tiếp, ưa thích đi lại, yêu thích nghệ thuật và sáng tạo.
  • Yêu thích tâm lý và thích giao lưu văn hóa.
  • Cần cù, tỉ mỉ, siêng năng, chỉnh chu.
  • Yêu thích quản trị đám đông.

 

Câu hỏi 31: Sinh viên có cần giỏi ngoại ngữ để theo học không?

Trả lời:

Không bắt buộc. Tuy nhiên, chương trình cung cấp lộ trình học bán phần hoặc toàn phần bằng tiếng Anh, giúp bạn phát triển lợi thế cạnh tranh toàn cầu.

 

Câu hỏi 32: Những đức tính nào không phù hợp với ngành du lịch

Trả lời:

Ngành du lịch là ngành hiếu khách. Vì vậy, không thích tiếp xúc với mọi người, không thích làm quen và cứng nhắc thường khó thích hợp với ngành này.
Ngành du lịch cũng đòi hỏi trau dồi không ngừng về giao tiếp, ngoại ngữ, kỹ năng làm việc theo quy trình, chỉnh chu và ngăn nắp. Nếu những việc này quá khó với bạn, bạn cần thay đổi để kịp thích nghi.

 

Câu hỏi 33: Cơ hội việc làm

Trả lời:

Ngành này có sức hút nhân lực rất cao. Tốc độ tăng trưởng của ngành trong những năm gần dây trung bình khoảng 10-11%/năm. Do vậy nhu cầu nhân lực hàng năm là rất lớn. Ngoài ra, du lịch cũng là một trong những ngành có tỉ lệ khởi nghiệp cao nhất tại Việt Nam

 

Câu hỏi 34: Cơ hội phát triển nghề nghiệp

Trả lời:

Ngành du lịch đòi hỏi sự tỉ mỉ & hiểu biết sâu sắc về ngành

  • Khi mới bắt đầu, bạn có thể làm những công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất quan trọng để hiểu bản chất dịch vụ và sự tận tâm trong ngành.

Lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng, từ nhân viên đến lãnh đạo
1- Nhân viên (Executive)

  • Sau khi hoàn thành giai đoạn học việc/tập sự, bạn sẽ được phân vào các vị trí như:
    • Lễ tân (Front Desk Executive)
    • Chăm sóc khách hàng (Guest Relations Executive)
    • Sale & Marketing
    • Quản trị doanh thu (Revenue Executive)

2- Giám sát viên (Supervisor)

  • Đây là cấp bậc đầu tiên trong quản lý.
  • Bạn sẽ chịu trách nhiệm giám sát một nhóm nhân viên.
  • Có thể được giao thêm nhiệm vụ huấn luyện & đào tạo nhân viên cấp dưới.

3️- Quản lý (Manager)

  • Phụ trách một bộ phận như Lễ tân, Buồng phòng, F&B, Doanh thu, Sales & Marketing, hoặc Sự kiện.
  • Báo cáo công việc lên Director hoặc General Manager.

4️- Giám đốc bộ phận (Director) hoặc Tổng quản lý (General Manager - GM)

  • Nếu có năng lực, bạn có thể đảm nhiệm vị trí General Manager (Tổng Giám đốc khách sạn/chuỗi lữ hành/sự kiện).
  • Trong các khách sạn lớn, Director là cấp trung gian giữa Manager và GM.
  • Cơ hội thăng tiến tại các tập đoàn đa quốc gia
  • Nếu làm việc tại tập đoàn lớn (Marriott, Accor, IHG, Hilton...), bạn có thể phát triển lên các vị trí:
  • Giám đốc khu vực (Regional Director) – quản lý nhiều nước & vùng lãnh thổ.
  • Giám đốc chiến lược tập đoàn (Corporate Strategy Director) – tham gia hoạch định chiến lược phát triển toàn cầu.

 

 

Bạn còn thắc mắc cần hỗ trợ, để UEH trả lời cho bạn nhé!