Danh mục

Chương trình đào tạo Ngân hàng

Câu hỏi 1Cho em hỏi sinh viên học Chương trình đào tạo Ngân hàng có thể tìm việc làm tại những đơn vị cụ thể nào?

Trả lời: Mục tiêu chính của chương trình đào tạo Ngân hàng là đào tạo đội ngũ nhân sự chất lượng cao cho ngành Tài chính – Ngân hàng, vì vậy nội dung của chương trình đã được khéo léo thiết kế sao cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực để đảm nhận được được các công việc tại hầu hết các công việc trong ngành Tài chính - Ngân hàng nói chung. Vì vậy cơ hội nghề nghiệp của sinh viên không chỉ bó hẹp trong ngành ngân hàng mà còn rộng mở ở tất cả các loại hình định chế tài chính và doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác. Cụ thể, sinh viên ngân hàng có thể phát triển bền vững sự nghiệp của mình tại:

  1. Ngân hàng thương mại quốc tế và ngân hàng thương mại trong nước
  2. Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng
  3. Ngân hàng đầu tư
  4. Công ty chứng khoán
  5. Quỹ đầu tư
  6. Công ty quản lý quỹ
  7. Công ty bảo hiểm
  8. Công ty kiểm toán
  9. Công ty quản lý và khai thác tài sản
  10. Ngân hàng Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán
  11. Giảng viên và nghiên cứu viên tại các trường Đại học
  12. Bộ phận tài chính của tất cả các loại hình doanh nghiệp,...

Câu hỏi 2Cho em hỏi sinh viên Chương trình đào tạo Ngân hàng sẽ có những lợi thế gì so với sinh viên học các chuyên ngành khác khi ứng tuyển vào các ngân hàng?

Trả lời: Không giống như khối doanh nghiệp sản xuất, các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng là những nghiệp vụ liên quan đến kinh doanh tiền tệ, rất chuyên sâu, cần phải được đào tạo bài bản.. Do đó, khi tuyển dụng, các ngân hàng thường quan tâm đến việc các ứng viên có nắm bắt được kiến thức và kỹ năng thực hành các nghiệp vụ đó khi ứng viên được tuyển vào ngân hàng hay không

- Khoa Ngân hàng hiện nay, thông qua hệ thống các môn học liên  tục được cập nhật, là khoa đào tạo hầu như là tất cả các nghiệp  vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại như: huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán qua ngân hàng, kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, kinh doanh thể, kinh doanh bảo hiểm,.....và các môn học mang tính thực hành mô phỏng chuyên sâu như Core Banking.  Do đó, sinh viên khoa Ngân hàng đã được trang bị đầy đủ kiến thức để SV có thể phát triển nghề nghiệp bền vững trong ngành ngân hàng. Đây là một sự khác biệt lớn, tạo lợi thế cạnh tranh cho SV kho Ngân hàng khi tham ứng tuyển vào các ngân hàng (các bạn có thể tham khảo danh mục môn học của chuyên ngành ngân hàng và chuyên ngành khác để có sự so sánh).

Câu hỏi 3: Cho em hỏi cơ hội việc làm khi theo học Chương trình đào tạo Ngân hàng là gì?

Trả lời: 

- Trên thế giới, hệ thống ngân hàng luôn là huyết mạch của các nền kinh tế và điều này càng đúng hơn trong bối cảnh thị trường tài chính của Việt Nam là một thống trường dựa vào hệ thống ngân hàng để huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư và tiêu dùng. Do đó cơ hội phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng là hết sức rộng lớn trong thời gian tới khi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được đánh giá là thuộc nhóm cao của khu vực Châu Á và thế giới.

- Về các chức ngành nghề nghiệp cụ thể có thể kể đến tất cả các chức danh công việc tại các định chế tài chính lớn của Việt Nam như: Ngân hàng thương mại, Công ty chứng khoán, công ty tài chính, các quỹ đầu tư, công ty tài chính, công ty quản lý quỹ

-  Ngoài ra, với tấm bằng Đại học kinh tế ngành Tài chính - Ngân hàng trong tay khi tốt nghiệp, các bạn cũng có thể tìm kiếm việc làm trong bộ phận tài chính, đầu tư tại khối các doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế vì Mảng kiến thức tài chính cũng được khoa Ngân hàng thiết kế và đưa vào giảng dạy trong chương trình để trang bị đầy đủ cho sinh viên.

Câu hỏi 4Khi học Chương trình đào tạo Ngân hàng thì sinh viên sẽ học những khối kiến thức và môn học nào?

Trả lời: 

Chương trình cử nhân Ngân hàng hướng đến đào tạo một nhân sự vừa có kiến thức rộng về Tài chính, vừa có kiến thức chuyên sâu về ngân hàng, do đó các môn học được lựa chọn và thiết kế công phu đề đạt được mục tiêu này. Sinh viên ngân hàng sẽ được học các môn học thuộc khối kiến thức chính như sau:

1. Tài chính:

– Tài chính doanh nghiệp

– Thị trường và các định chế tài chính

– Phân tích và định giá chứng khoán

– Quản trị rủi ro tại các định chế tài chính.

– Kế toán tài chính, Kiểm toán.

– Hoạch định tài chính cá nhân,…

– Fintech in Banking

2. Ngân hàng

– Ngân hàng thương mại

– Ngân hàng đầu tư

– Ngân hàng quốc tế

– Thanh toán quốc tế

– Kinh doanh ngoại hối

– Kinh doanh bảo hiểm qua Ngân hàng

– Quản trị Ngân hàng.

– Quản trị ngân quỹ

– Môn học mô phỏng: Core Banking

3. Kinh tế, Quản trị, các môn hỗ trợ,...

 

Bạn còn thắc mắc cần hỗ trợ, để UEH trả lời cho bạn nhé!